Cây đa búp đỏ là một trong những cây trồng trong nhà thuộc họ Ficus. Cây đa búp đỏ có tên khoa học đầy đủ là Ficus Robusta. Đây là loại cây trồng trong nhà phổ biến, nhờ đặc tính dễ trồng và chăm sóc. Bên cạnh đó cây đa búp đỏ trồng trong nhà cũng được xem là cây trồng mang phong thủy rất tốt cho gia chủ. Vậy ý nghĩa cây đa búp đỏ trong phong thủy là gì?
Trước khi tìm hiểu về ý nghĩa cây đa búp đỏ, chúng ta cùng tìm hiểu đặc điểm và những đặc tính cơ bản, thú vị của cây đa búp đỏ nhé.
Đôi nét về cây đa búp đỏ
Cây đa búp đỏ còn được gọi là đa cao su,đa ấn độ, đa dai với tên khoa học Ficus elastica thuộc Họ: Moraceae ( Dâu tằm),nguồn gốc từ vùng nhiệt đới Châu Á. Đa búp đỏ thuộc loại cây thân gỗ sống lâu năm, có thể cao đến khoảng 30m, cây nội thất thường được ép với kích thước 0,7 -2m.
Lá đa búp đỏ có hình bầu dục, dày, trơn nhẵn bóng, tròn ở đầu, lá có màu đỏ khi còn non và chuyển dần sang xanh. Lá khỏe mặt trên xanh nhẵn bóng, mặt dưới nhạt màu hơn. Chồi lớn màu đỏ bắt mắt.
Cây đa búp đỏ có chất nhựa, thân to, ít cành có nhiều rễ sinh khí, hệ rễ khỏe. Đa búp đỏ thường có hoa vào tháng 5-6 hàng năm. Cụm hoa dạng sung màu cam sau chuyển sang màu đen .Quả nhỏ, cứng.
Cây đa búp đỏ phát triển mạnh mẽ, dáng thân lá đẹp, tròn xoe viên mãn lại chịu bóng thích nghi tốt môi trường máy lạnh và thiếu sáng nên được ưa chuộng trồng trong nhà, văn phòng, quán café,khách sạn..
Đa búp đỏ còn có khả năng hút bụi và các khí độc như hydrogen fluoride, carbon monoxide nên trở thành lựa chọn hàng đầu của cây nội thất hoặc làm cảnh quan ngoại thất.
Ý nghĩa cây đa búp đỏ
Cây đa búp đỏ phong thuỷ tượng trưng cho hạnh phúc, may mắn, giúp gia đình hòa thuận, mọi việc thuận lợi, cuộc sống bình an và êm ấm. Khi được trồng trong nhà, cây sẽ bao bọc, che chở căn nhà. Nếu trồng cây đa búp đỏ để bàn thì giúp công việc thuận lợi, sự nghiệp thăng tiến.
Bên cạnh đó, cây đa búp đỏ còn tượng trưng cho sức sống trường tồn, nghị lực phi thường không khuất phục trước những khó khăn, thử thách.
Bởi thuộc họ đa nên cây có ý nghĩa thể hiện sự thần quyền, mạnh mẽ, uy lực trong mỗi con người.
Theo nhiều ý kiến của các chuyên gia phong thủy đã từng chia sẻ thì cây đa búp đỏ hợp nhất với người mệnh Thổ và Hỏa. Bởi theo Ngũ hành mệnh Thổ là mệnh tương sinh với hành Hỏa (hành của cây đa búp đỏ) và mệnh Hỏa là mệnh hợp. Những người thuộc hai mệnh trên sở hữu một cây đa búp đỏ sẽ luôn gặp suôn sẻ, may mắn trong cuộc sống và công việc.
Tương ứng với mệnh Thổ và mệnh Hỏa thì những người tuổi dưới đây cũng phù hợp để trồng loại cây này:
- Mệnh Hỏa: Mậu Tý (1948, 2008),Kỷ Sửu (1949, 2009),Bính Dần (1986),Đinh Mão (1987),Kỷ Mùi (1979),…
- Mệnh Thổ: Canh Tý (1960),Tân Sửu (1961),Bính Thìn (1976),Canh Ngọ (1930, 1990),…
Sau khi tìm hiểu ý nghĩa cây đa búp đỏ chắc bạn đã không còn băn khoăn có nên chọn cây cảnh này nữa phải không. Tuy nhiên, để giúp mang đến tài lộc thì bạn cần biết cách chăm sóc để giúp cây luôn xanh tốt. Vậy còn chờ gì nữa mà không tìm hiểu trong nội dung tiếp theo.
Hướng dẫn chăm sóc cây đa búp đỏ
Điều kiện ánh sáng
Để giữ màu sắc lá đa búp đỏ đẹp nhất, bạn nên đặt cây ở vị trí nhận được nhiều ánh sáng gián tiếp, sáng sủa như cửa sổ, ban công, cửa kính… Để giúp cây tăng quang hợp, mỗi tuần bạn mang chậu cây ra phơi nắng sớm khoảng 1 – 2 giờ là đủ.
Ngoài ra, nếu ánh sáng đều cây sẽ mọc thẳng, tán tròn, lá nhiều và dày ngược lại nếu cây mọc lệch về phía nào tức là nó đang hướng nắng, thì thi thoảng bạn xoay cây để cây mọc lại đúng hướng.
Nhiệt độ
Đa búp đỏ là loài cây phù hợp với khí hậu nhiệt đới, sinh trưởng tốt trong khoảng nhiệt độ 18 – 28 độ C, kể cả trong môi trường điều hòa. Vì vậy bạn có thể yên tâm trồng một chậy đa búp đỏ mini để bàn trang trí.
Chế độ nước tưới
Cây đa búp đỏ không chịu được úng, chỉ cần tưới 1 lần/ tuần hoặc khi đất mặt đã khô là được. Để hạn chế cây bị úng nước, bạn có thể rải một lớp viên đất nung nhỏ trên bề mặt chậu hoặc để một chiếc đĩa nhỏ ở dưới đáy chậu, chỉ cần đổ nước vào cái đĩa, thì cây vẫn đảm bảo được lượng nước mà không sợ bị thối.
Phân bón cho cây đa búp đỏ
Cây đa búp đỏ không phải là cây cần nhiều phân bón, nhưng việc bón phân thường xuyên trong suốt mùa sinh trưởng sẽ giúp cây tạo ra những chiếc lá to, bóng, đẹp và giúp duy trì sức khỏe của cây.
Bạn có thể sử dụng phân tan chậm rải lên trên bề mặt đất của chậu và chỉ cần bón phân định kỳ 15 – 20 ngày/ lần. Một số phân tan chậm được khuyến khích dùng như phân trùn quế viên, NPK 14-14-14, NPK xanh Mỹ Polyon 16-6-12, Magampk 6-40-6-12 Nhật Bản…
Bên cạnh đó, bạn có thể bổ sung thêm phân bón lá Org Hum, Seasol, Powerfeed, Vitamin B1… tưới cho cây định kỳ 7 – 10 ngày/ lần để cây phát triển ổn định hơn.
Yêu cầu cắt tỉa và làm sạch lá
Để cây đa búp đỏ có dáng đẹp, khi cây đạt được chiều cao mà bạn muốn, bạn có thể cắt tỉa những ngọn, cành trên cùng để hạn chế chiều cao của cây, giúp cây phân nhánh và phát triển đầy đủ hơn.
Khi thấy lá bắt đầu bẩn, bạn có thể thấm nước ấm vào một miếng vải mềm hoặc miếng bọt biển và lau sạch chúng. Việc lau lá giúp cây quang hợp tốt hơn cũng như tăng tính thẩm mỹ của cây lên rất nhiều.
Phòng chống bệnh cho cây đa búp đỏ trồng trong nhà
Cây đa búp đỏ có sức phát triển tốt, khả năng đề kháng trước sâu bệnh, côn trùng cũng tốt. Nhưng cây cũng dễ bị các loài sâu ăn lá, rệp sáp tấn công gây hại. Vì là cây trồng trong nhà nên trường hợp này bạn có thể sử dụng các loại thuốc trừ sâu gốc thảo mộc an toàn, thân thiện để phòng và trị sâu bệnh cho cây.
Khi bạn nhìn thấy lá cây đa búp đỏ của mình trở nên vàng nhiều, đó là dấu hiệu của việc thừa độ ẩm. Lúc này bạn cần nhanh chóng cân bằng lượng nước tưới, giữ độ ẩm vừa phải cho cây.
Thỉnh thoảng bạn nên mang chậu cây đa búp đỏ trồng trong nhà của mình ra ngoài ánh sáng. Vì cây vốn dĩ yêu thích ánh nắng mặt trời. Việc giúp cây tiếp xúc với ánh sáng tự nhiên sẽ phần nào giúp cây tăng cường sức đề kháng tự nhiên.
Kể trên là ý nghĩa cây đa búp đỏ và các đặc điểm sinh trưởng và cách chăm sóc cây đa búp đỏ trồng trong nhà. Hy vọng giúp ích bạn trong quá trình trồng và chăm sóc cây đa búp đỏ của mình tại nhà.