CÂY CẨM THẠCH
Cây cẩm thạch: đặc điểm, ý nghĩa, cách trồng và chăm sóc
Cây cẩm thạch hay thường được gọi là cẩm thạch. Cây có hình dáng lá màu như viên đá cẩm thạch rất đẹp. Thuộc cây lá màu thường mọc thành bụi dễ dàng sinh trưởng và phát triển nên được lựa chọn làm cây cảnh nội, ngoại thất rất nhiều.
Đặc điểm cây cẩm thạch
Cây cẩm thạch còn có tên gọi là Cây dệu bò vằn, có tên khoa học là Alternanthera tenella,tên tiếng anh: Joyweed, Sanguinaria, thuộc họ thực vật: Amaranthaceae – họ dền. Cây có nguồn gốc từ Brazil và phân bố rộng khắp Việt Nam.
- Tên thường gọi: cây cẩm thạch
- Tên gọi khác: cẩm thạch
- Tên khoa học: Alternanthera tenella
- Họ: Amaranthaceae
Cây cẩm thạch là cây thân cỏ, bụi nhỏ sống lâu năm phân cành nhiều. Cây cẩm thạch có chiều cao từ 15 – 30 cm. Lá cây cẩm thạch sáng dày và thô, có hình trứng tròn bầu tại đỉnh lá. Lá cẩm thạch nhún trên mặt lá, sờ vào có cảm giác sần.
Lá cây cẩm thạch có màu xanh bóng với các viền mép loan lổ màu trắng.Cây cẩm thạch cho cụm hoa nhỏ, hình đầu màu trắng.Hoa cẩm thạch hình chuông màu tím nhạt cánh mỏng manh trông giống hoa dạ yến thảo.
Hoa nở từ tháng 10 hàng năm kéo dài đến tháng 4. Quả cây cẩm thạch là quả bế một hạt. Cây dệu bò vằn phát triển nhanh, lá xanh mỡ màng quanh năm. Cẩm thạch rất dễ trồng, chịu được mọi thời tiết từ khô hạn, nắng nóng, ẩm ướt đến giá lạnh.
Cây cẩm thạch có tốc độ sinh trưởng khá nhanh, phù hợp với nhiều điều kiện sống khác nhau. Ưa ẩm và chịu úng kém, nhìn chung thì quá trình trông và chăm sóc cây khá đơn giản.
Công dụng và ý nghĩa phong thủy cây cẩm thạch
Cây Cẩm thạch thuộc loài cây lá màu, cây hoa kiểng công trình, cây được sử dụng rộng rãi tại các công trình cảnh quan, cây rất được ưa chuộng khi sử dụng để trồng viền, trồng tạo khối trong khuôn viên nhà ở, khu dân cư hay khu du lịch.
Cây Cẩm thạch được công ty cây xanh sử dụng rất nhiều để trồng tại các công trình cảnh quan, cây có các ưu điểm tốt như tuổi thọ cao, có thể chịu hạn và sinh trưởng nhanh nên giảm thiểu được các rủi ro cho mọi công trình.
Ngoài việc sử dụng cho các công trình cảnh quan cây cẩm thạch còn được sử dụng để trồng trong chậu cảnh, chậu treo để phục vụ tại những nơi có diện tích nhỏ và trong văn phòng.
Cây cẩm thạch còn được biết đến là loài cây có khả năng thanh lọc không khí, loại bỏ bụi bẩn rất tốt, giúp không gian sống trong lành, mát mẻ hơn.
Trong phong thủy, cây có ý nghĩa mang lại tài lộc, may mắn cho gia chủ. Cũng bởi vậy mà nhiều người chọn cây cẩm thạch làm quà tặng trong các dịp quan trọng như tân gia, khai trương.
Cách trồng và chăm sóc cây cẩm thạch
Như đã thông tin ở trên, cây cẩm thạch có tốc độ sinh trưởng nhanh, lại không kén môi trường nên quá trình nhân giống và chăm sóc khá đơn giản.
- Chuẩn bị đất trồng: bạn có thể trồng cây trên nhiều loại đất khác nhau, nhưng đừng quên trộn thêm ít phân chuồng, phân hữu cơ, xơ dừa, mùn cưa để tăng dinh dưỡng, độ tơi xốp và khả năng thoát nước. Chậu trồng cũng cần có lỗ thoát nước ở đáy chậu.
- Nhân giống: cẩm thạch có thể nhân giống bằng nhiều phương pháp, nhưng nhanh và hiệu quả nhất vẫn là giâm cành. Từ cây mẹ, bạn lựa cành mới mập mạp, có 2 – 3 cặp lá, sau đó dùng dao sắc cắt đoạn dài khoảng 10 – 15cm. Nhúng cành vào dung dịch kích rễ rồi cắm vào vùng đất đã chuẩn bị từ trước, tưới nước để duy trì độ ẩm, chỉ sau khoảng 2 tuần là cành sẽ bén rễ và phát triển như cây mới.
- Tưới nước: khi cây còn nhỏ thì bạn duy trì tưới mỗi ngày 1 lần vào sáng sớm. Khi cây đã lớn hơn thì có thể giãn ra 2 – 3 lần mỗi tuần, nếu trồng trong nhà thì thậm chí mỗi tuần chỉ cần tưới 1 lần. Mỗi lần tưới cũng không nên tưới quá nhiều, tránh cây bị úng rễ.
- Ánh sáng: cẩm thạch là loài cây ưa sáng và có thể chịu bóng bán phần. Bạn nên trồng cây ở những nơi thoáng mát, nhiều ánh sáng như cửa sổ, ban công, sân vườn, giếng trời. Nếu đặt chậu trong nhà thì mỗi tuần nên mang chậu ra ngoài trời khoảng 1 tiếng để kích thích cây quang hợp.
- Dinh dưỡng: nhu cầu phân bón của cây cẩm thạch không cao, nếu được bạn chỉ cần định kỳ 3 – 4 tháng bón cho cây một ít phân NPK là đủ. Trước khi cây ra hoa thì có thể bón thúc thêm một ít để hoa nở nhiều, đẹp hơn.
- Phòng trừ sâu bệnh: cây cẩm thạch ít khi bị sâu bệnh, thi thoảng chỉ gặp phải tình trạng sâu hoặc sên ăn lá. Bạn chỉ cần chú ý quan sát và loại bỏ là xong.
*Lưu ý: Khi sử dụng nước làm môi trường trồng cây cần pha thêm hỗn hợp phân bón rất loãng. Nếu trồng trong đất, chú ý luôn giữ đất đạt được độ ẩm mềm và chất dinh dưỡng cần thiết. Che chắn các cành giâm với túi nhựa để có thể giúp giữ ẩm và bảo vệ vết cắt. Mỗi ngày, có thể dỡ lưới nhựa để cây trao đổi không khí khoảng 3-4 tiếng.
Trên đây là những thông tin cơ bản về đặc điểm, cách trồng cũng như quá trình chăm sóc cây cẩm thạch. Đừng bỏ qua loài cây độc đáo này trong bộ sưu tập cây cảnh nhà bạn nhé.