Hướng dẫn thực hành sử dụng phân vi lượng kẽm

* Nhu cầu của cây đối với kẽm

Hơn 100 năm trước đây người ta đã phát hiện cần cung cấp cho các loại nấm Aspergillus Niger. Cho đến năm 1872 Timiriazep phát hiện nhu cầu bón kẽm cho cây thượng đẳng và đến nay vai trò của kém đối với năng suất và phẩm chất cây trồng đã được xác nhận.

Cây hút kẽm ở dạng Ion hòa tan trong nước.

Hướng dẫn sử dụng phân vi lượng kẽm

Kẽm có tác động đến các quá trình sinh lý sinh hóa sau đây: dinh dưỡng khoáng (sự hút dinh dưỡng và sự cố định N) sự hố hấp, sự quang hợp, sự tổng hợp hữu cơ (gluxid, protit, axit nucleic và chất điều hòa sinh trưởng),sự vận chuyển (sự thoát hơ nước và sự chuyển hóa gluxit) sự sinh trưởng (tạo các mô mới) và khả năng chống lạnh chống nóng của cây. Zn ảnh hưởng đến sự tạo thành nhiều loại hợp chất quan trọng trong cây như đường bột, protit, các phootpholipit, vitamin C, auxin, các phenol, tamin, các protein và enzym.

Hàm lượng Zn trong cây thay đổi từ 15-22 mg/kg chất khô. Nhiều cây trồng  thể hiện sự cần thiết phải bón kẽm. Các loại cây thể hiện nhu cầu bón nhất là: lúa, ngô, cây ăn quả như cam quít bưởi, chanh, đào, lê, táo. Trong các cây họ đậu thì các cây đậu ăn quả non đậu cô ve, cô bơ, đậu đũa thường thể hiện sự cần thiết phải bón kẽm.

Dự trữ kẽm trong lớp đất mặt khoảng 120-170 kg/ha. Lượng kẽm dễ tiêu thay đổi theo pH, hàm lượng lân, chất hữu cơ và sét. Kém hòa tan nhiều khi pH quá chua hoặc quá kiềm. Trong khoảng pH 6-8, kẽm thường khó hòa tan.

Hiện tượng Zn thiếu kẽm thường xảy ra ở đất có hàm lượng P cao. Nhiều thí nghiệm cho thấy rằng giữa P và Zn trong đất có mối quan hệ rõ rệt. Nếu trong đất có nhiều một trong hai yếu tố sẽ làm giảm khả năng cung cấp yếu tố kia. Trong đất thiêu  một yếu tố nào đó, bón thê yếu tố nào đó sẽ dẫn đến sự thiếu yếu tố kia. Vì vậy nên gia thêm thành phần kẽm vào lân. Cơ chế của hiện tượng này tới nay chưa được nghiên cứu kỹ. Giải thích bằng hiện tượng kết tủa phooootphat kẽm chưa đủ để làm rõ vấn đề.

Sự thiếu Zn cũng thể hiện ở nhiều loại đất có hàm lượng hữu cơ cao, đặc biệt là các loại đất bón quá nhiều phân chuồng. Người ta cũng nhận xét thấy sự thiếu kẽm khi đất được tiệt trùng băng nồi hấp hay foocmalin. Vì vậy người ta cho rằng hiện tượng thiếu Zn xảy ra khi bón phân hữu cơ, cũng như khi bón nhiều phân lân là do hoạt động của vi sinh vật. Trong các trường hợp có nhiều P và chất hữu cơ, vi sinh vật hoạt động mạnh và cố định Zn.

Nhiều kết quả thí nghiên cứu còn cho thấy rằng các khoáng sét và các cacbonat canxi và magiê có khả năng hút mạnh kẽm. Vì vậy kẽm di động ít trong đất và ít bị rửa trôi và mất đi. Nhưng các kết quả này cũng lại cho thấy rằng đất nặng, trung tính và kiềm chiều MgCO3, CaMg(CO2)2 hoặc CaCO3 thường thiếu Zn.

* Các loại nguyên liệu để sản xuất phân có kẽm bao gồm 2 loại:

Các loại tan trong nước: kẽm sunfat (ZnSO4.H2O) ở dạng bột hoặc viên có chứa 18-37% Zn. Kẽm clorua (ZnCl2) dạng bột có chứa 52% kẽm, kẽm nung chảy với silicat có chứa 28-40% Zn.

Các nguyên liệu trên được phối chế thành các loại phân có chứa kẽm. Thường người ta trộn kẽm với các loại phân lân hoặc phân NPK với các tỷ lệ khác nhau.

Các loại sản phẩm trừ nấm điều chế từ kẽm cacbonat (zinep hay zinain) cũng có tác dụng như nguồn cung cấp kẽm.

Zn có thể kết hợp nung chảy thành dạng thủy tinh hoặc tạo thanh selat. Các hợp chất kẽm-sắt-amôn sunfat, Zn amôn phootphat là loại hợp chất ít hòa tan.

Các EDTA có chứa kẽm và polyflavonoid linhosunfomat kẽm là các loại phân chứa kẽm hữu cơ. Các loại này thường có hiệu quả cao nhưng đắt tiền.

Bảng  các nguồn nguyên liệu để sản xuất phân chứa kém chủ yếu

Kẽm sunfat mono hydrat

Kẽm sunfat heptahydrat

Kẽm sunfat hydroxit

Kẽm oxit

Kẽm cacbonat

Kẽm sunfit

Kẽm ở dạng thủy tinh

Kẽm phôtphat

Kẽm sêlat

 

 

Kẽm polyflavonoid

Kẽm linhinsunfonat

ZnSO4.H2O

ZnSO4.7.H2O

ZnSO4.4Zn(OH)2

ZnO

ZnCO3

ZnS

Silicat kẽm

Zn3(PO4)2

Na2ZnEDTA

NaZnNTA

NaZnHEDTA

 

 

35% Zn

23% Zn

55

78

52

67

Thay đổi khá rộng

51

14

13

9

10

5

Các loại phân vi lượng có chứa kẽm thường được sản xuất từ các quạng như sphalerit (ZnS),zinkit (ZnO),xinionit (ZnCO3). Các loại quạng này qua quá trình nung chảy với silicat hoặc tác động với axit để tạo thành muối kẽm hoặc tạo với các phức EDTA, NTA, các chất hữu cơ để tạo thành các hợp chất kẽm hữu cơ ít hòa tan.

Một số nguyên liệu để sản xuất kim loại màu, kim loại đen, công nghiệp ô tô, công nghiệp điện và công nghiệp hóa học.

* Sử dụng phân vi lượng kẽm

Trung bình hàng năm cây trồng lấy đi 200g kẽm. Người ta xác định nhu cầu bón kẽm dựa trên hàm lượng kẽm rút ra bằng dung dịch dithizon. Số lượng kẽm dễ tiêu trong đất bón kẽm cho ngô có hiệu lực là 0,55 ppm. Mức độ Zn dễ tiêu trong đất cần thiết phải bón Zn thay đổi theo loại cây.

Dấu hiệu thiếu kẽm thường thể hiện ở màu sắc lá bị bạc màu, đầu lá bị trắng hơn hẳn các bộ phận khác, có khi trên lá xuất hiện các đốm vàng hoặc màu đỏ tím còn lá màu lục sáng . Các lá dưới thường bị khô héo. Ở cây ăn quả còn thấy lá chẻ hình hoa thị. Lá ở đầu cành nhỏ bé, có hình dạng dị thường, đốt có ngắn lại. Sau vài năm ở các cây bệnh cành bị chết, cây không ra quả hoặc quả bé lại và có hình dạng kỳ dị.

Người ta có thể chuẩn đoán hiện tượng thiếu kẽm qua phân tích lá. Ví dụ trong lá cam quýt bình thường có 25-50 mg/kg kẽm nhưng ở cây bị bệnh thường có dưới 15 mg/kg. Phân tích cây đậu trắng cũng thấy nếu lượng kẽm dưới 15 mg/kg cây biểu hiện hiện tượng thiếu kẽm.

Cách chữa hiện tượng thiếu kẽm khi thể hiện thiếu hiệu quả nhất là phun dng dịch kẽm sunfat: 4-5% khi cây vào cuối mùa đông hoặc 1-1,5% vào lúc cây đang sinh trưởng. Khi hoa xuất hiện chỉ nên phun nồng độ 0,1% (đối với cây họ quýt) với lượng phun 400-500 lit/ha.

Đối với cây hàng năm người ta có thể dùng dung dịch kẽm sunfat hoặc kẽm clorua nồng độ 0,01% để ngâm hạt giống và nồng độ 0,005 ZnSO4 để xử lý củ và nồng độ 0,02-0,05 để phun lên lá. Bón vào đất 25 kg Zn các dạng, tốt nhất là dạng sêlat cũng có tác dụng chữa bệnh. Sử dụng các loại phân đa lượng có chứa kẽm cũng là hình thức gần đây được chú ý cho cây hòa thảo và cây đậu gỗ (ngô, lúa, đậu, lạc). Lượng đưa vào cần thiết khoảng 20-25 kg Zn/ha hàng năm.

Zn là nguyên tố ít gây độc. Các kết quả thí nghiệm cho thấy bón 400-700 kg Zn/ha mới gây độc trên đất nhẹ, còn trên đất có dung tích hấp thụ cao, sụ gây độc chỉ thể hiện khi bón đến 2000 kg/ha.

Hướng dẫn thực hành sử dụng phân bón, NXB Nông nghiệp, Hà Nội,1996. (GS Võ Minh Kha)