Cẩm nang phân đạm: Phần 1 - Cơ sở cho việc bón phân đạm hợp lý cho cây trồng
Để đảm bảo bón phân đạm cho cây trồng đạt hiệu quả cao, tránh ảnh hưởng xấu mà phân có thể gây ra cho cây trồng và môi trường, khi sử dụng phân đạm cần chú ý những điểm sau:
1. Trong bón phân cho cây trồng không thể thiếu việc bón phân đạm, bón phân đạm là cơ sở cho việc bón các loại phân khác cho cây, bón phân đạm là then chốt của việc bón phân cho cây trồng
- Bón phân đạm cho hiệu quả cao, có ảnh hưởng đến hiệu lực chung của việc bón phân và hiệu lực của từng loại phân bón khác cho cây trồng.
- Khi các điều kiện để cây sinh trưởng tốt được thỏa mãn (giống cây, đặc điểm kỹ thuật canh tác, bón phân cân đối, điều kiện sinh thái,...) chì chính mức bón phân N cho phép khai thác đến đến mức tối đa tiền năng năng suất cây trồng.
2. Khi bón phân đạm cần xác định cẩn thận không chỉ về lượng phân bón mà cả phương pháp bón phân để đảm bảo bón phân đạt hiệu quả cao, đồng thời tránh được những ảnh hưởng xấu có thể xảy ra đối với cây trồng và môi trường.
- Nếu bón thiếu đạm so với yêu cầu năng suất của cây trồng, cây sinh trưởng phát triển kém, năng xuất, phẩm chất thấp đồng thời việc cây khai thác nhiều đạm từ đất đẫn đến suy kiệt đất và không thể sinh trưởng phát triển bền vững.
- Nếu bón thừa đạm so với yêu cầu năng suất cây trồng thì cây phát triển quá mạnh các cơ quan sinh trưởng kéo dài thời gian sinh trưởng, tạo điều kiện cho sâu bệnh hại tấn công, gây hiện tượng “Lốp đổ” ở cây hòa thảo, giả, năng suất và phẩm chất, ảnh hưởng xấu tới môi trường.
- Khi xác định phương pháp bón đạm (thời kỳ bón, vị trí bón, và phối hợp với các dạng phân khác) không phù hợp điều kiện cây trồng, đất trồng cũng có khả năng làm cho cây bị thiếu, thừa đạm cục bộ và cũng có thể gây ảnh hưởng xấu tới cây và môi trường.
VD: Việc bón phân đạm không đúng vị trí, bón phân vào tầng oxy hóa của đất lúa cũng làm phần lớn phân đạm bị mất do phản đạm hóa và rửa trôi bề mặt. Việc trộn phân đam amon với các phân có phản ứng kiềm (lân nung chảy, tro bếp) khi bón sẽ làm mất đạm một cách vô ích.
3. Những cơ sở xác định lượng phân đạm bón hợp lý cho cây trồng
- Đặc điểm sinh lý và mục tiêu năng suất của cây trồng cần đạt.
- Mỗi loại cây trồng và ứng với mọi chức năng sản xuất của nó, có đặc điểm sinh lý về nhu cầu N khác nhau.
VD: Đối với một số đối tượng cây: Súp lơ, cải bắp, cải bắp đổ,... cần lượng dinh dưỡng đạm rất cao, Cải bao, dưa chuột, su hào, mùi, đậu rau, cà rốt sớm, cà chua, hành,...cần lượng dinh dưỡng đạm ở mức trung bình. Trong khi đó đậu bắp, đậu Hà Lan, Hành ta cần lượng dinh dưỡng đạm ở mức thấp.
- Yếu tố đất đai: Mỗi loại cây trồng có khả năng cung cấp đạm cho cây khác nhau, thể hiện thông qua các chỉ tiêu: Hàm lượng đạm tổng số, hàm lượng đạm thủy phân, tỷ lệ C/N của đất; thành phần cơ giới đất, điều kiện sinh thái đất.
Do vậy nếu trồng trên đất có khả năng cung cấp nhiều đạm thì giảm lượng phân bón và vẫn đạt năng suất cao và ngược lại. Thành phần cơ giới đất nhẹ hoặc nằm ở vị trí thoáng khí (chân vàn, vàn cao) có điều kiện thuận để quá trình chuyển hóa từ N tổng số đến N dễ tiêu.
- Đặc điểm và tình hình phát triển của cây trồng trước, cho biết khả năng để lại hay lấy đi nhiều đạm từ đất và từ phân bón cho cây trồng sau trong hệ thống luân canh.
VD: Cây trồng có khả năng để lại đạm cho đất: Cây họ đậu.
Cây lấy đi nhiều N từ đất: Ngô.
Ngoài ra, còn có thể do cây trồng trước phát triển kém và dịch hại, thiên tai, mà hàm lượng đạm bón cho nó được sử dụng hết có thể để lại N cho vụ sau.
- Đặc điểm khí hậu thời tiết vụ tính lượng phân bón: Có liên quan tới khả năng chuyển hóa và cung cấp N của đất nhiều hay ít hơn. Vụ đang trồng có thời tiết thuận lợi có thể giảm lượng bón và ngược lại.
VD: Lượng bón cho lúa mùa thường thấp hơn lúa xuân, do khả năng cung cấp đạm của đất trong điều kiện vụ mùa thường cao hơn vụ xuân.
4. Những cơ sở cho việc xác định thời kỳ bón phân N hợp lý cho cây trồng
- Đặc điểm sinh lý của cây trồng về nhu cầu đạm trong quá trình sinh trưởng:
+ Ở thời kỳ đầu sinh trưởng sinh dưỡng, cây có nhu cầu đạm cao để phát triển các cơ quan sinh trưởng.
+ Ở giai đoạn sinh trưởng sinh thực, nhu cầu N của cây ít đi, nếu bón thừa N ở giai đoạn này có khả năng gây ảnh hưởng xấu đến cây và không có khả năng phục hồi như ở giai đoạn trước.
- Đặc điểm của thành phần cơ giới đất:
+ Đất có thành phần cơ giới nhẹ (có khả năng hấp phụ kém, giữ phân kém). Nếu bón tập trung 1 lượng phân đạm lớn sẽ dễ dàng mất đạm do rửa trôi. Để hạn chế mất đạm trên đất này phải chia tổng lượng phân đạm cần bón ra làm nhiều lần, theo sát nhu cầu của cây ở từng thời kỳ sinh trưởng.
+ Đối với đất có thành phần cơ giới nặng, do đất có khả năng giữ phân tốt, lại có thể bón tập trung 1 lượng phân đạm lớn nhằm cung cấp dinh dưỡng cho cây trong suốt quá trình sinh trưởng mà không sợ bi mất, giảm được công bón phân.
5. Những cơ sở cho việc xác định vị trí bón phân N hợp lý cho cây trồng
- Cần tránh bón vãi phân trực tiếp trên mặt đất: Do phân N đều là những dạng phân rất linh động, dễ bị mất do rửa trôi hay bay hơi.
- Cần chú ý đến sự chuyển hóa các loại phân N trong các điều kiện khác nhau khi bón phân để hạn chế mất N.
- Các dạng phân đạm Nitrat dễ được cây sử dụng ngay cả trong điều kiện bất thuận, nhưng không được đất hấp phụ nên dễ bị rửa trôi và tham gia vào quá trình phản Nitrat hóa. Vì vậy, nên bón các phân Nitrat cho cây trồng cạn, nếu bón phân cho lúa chỉ nên bón thúc nông và bón từng ít một theo sát yêu cầu của cây.
- Phân đạm amon dễ bị mất trong môi trường kiềm, khô hạn và nhiệt độ cao vì vậy khi bón các phân này cho cây trồng cạn cần bón sâu và trộn đều vào đất hoặc dùng nước tưới đưa phân xuống sâu. Bón phân đạm amon và ure cho lúa cần bón sâu vào tầng khử của đất lúa.
- Phân đạm amit cần bón sâu hơn vào trong đất so với các loại phân khác cho phù hợp với yêu cầu của cây trồng.
6. Cần chú ý khắc phục nhược điểm có thể có của phân đạm
Một số loại đạm có các nhược điểm như: gây chua đất (SA); có các ion đi kèm (ion Cl-, ion S) do vậy:
- Bón liên tục các loại phân đạm gây chua (chua hóa học và sinh lý) cần có kế hoạch, bón vôi cải tạo đất, hay cũng có thể kết hợp sử dụng các dạng đạm gây chua với các loại phân hữu cơ, phân lân thiên nhiên, phân lân nung chảy, cũng hạn chế được tác dụng gây chua của phân.
- Cần chú ý tới các ion đi kèm có chứa trong phân đạm để vừa tăng cường hiệu quả phân bón vừa hạn chế tác hại mà chúng có thể gây ra cho cây trồng và đất.
VD: Không nên bón phân đạm có chứa gốc SO42- trên đất yếm khí nghèo sắt vì các dạng phân này có thể gây độc cho cây do tạo thành H2S trong quá trình chuyển hóa, trong khi đó lại bón rất tốt phân này cho đất trồng cây trên cạn thiếu S và cho các cây có nhu cầu S cao.
7. Biện pháp nâng cao hiệu quả sự dụng phân đạm trong trồng trọt
- Bón phân đạm đều cho diện tích trồng cây: Trộn phân đạm với cát, đất bột, phân chuồng mục để tăng khối lượng cho dễ bón, không nên trộn phân đạm amon với vôi, tro bếp, hay với các loại phân có phản ứng kiềm vì sẽ làm mất đạm do bay hơi.
- Tránh để thời tiết ảnh hưởng xấu tới việc bón phân: không bón phân đạm vào lúc trời nắng to, sắp mưa vì có thể làm mất đạm do bay hơi hoặc rửa trôi.
+ Áp dụng các biện pháp kỹ thuật trồng trọt tiên tiến (làm đất, giống tốt, thời vụ, và mật độ gieo trồng, và điều kiện sinh trưởng) sẽ phát huy ưu thế của phân trong điều kiện cụ thể mà làm tăng hiệu lực của phân
Nguồn: giáo trình phân bón