Công thức phối trộn phân trung lượng VÔI - LÂN - CANXI
1. Lựa chọn nguyên liệu sản xuất phân bón VÔI - LÂN - CANXI
Chúng ta lựa chọn các loại nguyên liệu cung cấp Canxi, Magite, Silic là quặng phổ biến như:
- Quặng bột cung cấp Canxi:
- Đá vôi nguyên chất: 54,7 - 56,1% CaO
- Đá vôi lẫn dolomit: 42,4 - 54,7% CaO
- Đá vôi dolomit hóa: 31,6 - 42,4% CaO
- Lân nung chảy: 25 - 30% CaO
- Thạch cao: 56% CaO
- Vỏ sò, ốc, san hô: 40% CaO
- Quặng bột cung cấp Magie
- Quặng (bột) Secpentin: 18 - 25% MgO (Có nhiều ở Nông cống - Thanh Hóa)
- Dolomite và dolomite nung: 17,6 - 20% MgO
- Quặng bột cung cấp Silic
- Lân nung chảy: 24 - 32% SiO2 (Lân nung chảy có chứa 15% P2O5hh)
- Quặng Secpentin: 40-48% SiO2
2. Tính toán công thức sản xuất phân bón VÔI - LÂN - CANXI
Cách tính công thức như sau:
∑DD = ∑ (mA x %DDhh)
Trong đó:
+ DD: Hàm lượng dinh dưỡng trong sản phẩm (đơn vị: %, g/l, ppm, mg/kg).
+ mA: Lượng nguyên liệu sử dụng (đơn vị: %, kg, gam, lit, ml)
+ % DDhh: Hàm lượng dinh dưỡng hữu hiệu có trong nguyên liệu.
VD: Tính công thức của phân bón VÔI - LÂN - CANXI từ 30% Quặng bột Dolomite, 30% bột đá, 30% Quặng Secpentin, 10% lân nung chảy.
+ % CaO = 30% quặng x 45% (CaO trong Dolomite) + 30% quặng x 55% (CaO trong CaCO3) + 10% lân NC x 25% (CaO trong lân) = 33% CaO
+ % MgO = 30% quặng x 17% (MgO trong Dolomite) + 30% quặng x 20% (MgO trong Secpentin) + 10% lân NC x 15% (MgO trong lân) = 13% MgO
+ % SiO2 = 30% quặng x 40% (SiO2 trong Secpentin) + 10% lân NC x 30% (SiO2 trong lân) = 15% SiO2
+ % Lân (P2O5hh) = 10% lân x 15% (P2O5 trong lân) = 1,5%
Thực hiện trên bảng tính Excel ta có kết quả như sau:
Định mức vật tư phân bón trung lượng Vôi - Lân - Canxi
- Định mức nêu trên được tính theo hàm lượng bình quân của các loại quặng trong tự nhiên, để có kết quả thành phẩm chính xác chúng ta cần lấy mẫu bột quặng phân tích hàm lượng và tính toán theo thực tế.
- Các loại nguyên liệu trung lượng (CaCO3, Dolomite, Secpentin) được lựa chọn trong định mức là các loại quặng phổ trong tự nhiên (giá quặng bột giao động từ 250 - 1000đ/kg). Lân nung chảy theo giá thị trường, trong lân nung chảy chứa đầy đủ các chất vi lượng cần thiết cho cây trồng.
- Riêng đối với hàm lượng Silic trong phân bón: Có rất nhiều loại cung cấp loại trung lượng này tuy nhiên đa phần ở dạng khó tiêu (VD: quặng đất sét giàu nhôm và silic),chỉ có 1 số ít nguyên liệu ở dạng hữu hiệu (bột và nước thủy tinh lỏng Na2SIO3...) và một số quặng chậm tan (Secpentin, trong lân nung chảy). Mặt khác hiện nay chưa có TCVN để phân tích hàm lượng SiO2hh cây trồng có thể hấp thụ mà chỉ có phương pháp phân tích SiO2 tổng số nên việc lựa chọn nguyên liệu có hiệu quả hay không hoàn toàn do nhà sản xuất lựa chọn.
- Nếu người sản xuất muốn nâng cao chất lượng sản phẩm và bổ sung trung, vi lượng, axit humic... có thể bổ sung thêm: Axit humic bột (loại không tan),Silic tan, MgSO4, CuSO4, ZnSO4...
- Nếu chúng sử dụng quá nhiều bột đá (CaCO3) màu sắc thành phẩm sẽ trắng xám, sử dụng nhiều Dolomite sẽ có màu xanh giống màu Supe lân... để đạt được màu sắc như ý muốn chúng ta có thể sử dụng thêm các loại bột màu có nguồn gốc hữu cơ hoặc Oxit sắt.
3. Sử dụng phân trung lượng VÔI - LÂN - CANXI
- Phân trung lượng VÔI - LÂN - CANXI thực chất là loại dinh dưỡng cây trồng bổ sung dinh dưỡng trung lượng chính là Canxi, Magie và Silic (chỉ có 1 ít lân, tùy theo lượng dùng của nhà sản xuất < 5%) nên chủ yếu phục vụ cho việc cải tạo đất, nâng cao pH đất cho đất chua, cung cấp thêm trung lượng cho cây trồng.
- Lượng sử dụng tùy theo từng loại đất và từng loại cây trồng (đất chua bón nhiều hơn),cây có nhu cầu cao về canxi, magie, silic thì bón nhiều hơn: Cây cà phê: 100 - 400 kg/ha; Cây hồ tiêu: 0,2 - 1 kg/trụ; Cây trồng khác: 200 - 350 kg/ha.
Lưu ý: Phân trung lượng VÔI - LÂN - CANXI không phải là phân đa lượng, không phải là phân lân (không thay thế phân lân),chỉ sử dụng để cải tạo đất chua và cung cấp trung lượng cho cây trồng, không tăng khả năng tơi xốp của đất (muốn tăng độ tơi xốp của đất chúng ta nên bón các phân có nguồn gốc hữu cơ),nếu lạm dụng (bón nhiều) phân trung lượng VÔI - LÂN - CANXI sẽ làm đất chai cứng, pH cao sẽ hạn chế sự linh động của lân trong đất, hạn chế độ hòa tan của kim loại (vi lượng) dẫn đến cây trồng sẽ có một số biểu hiện về thiếu vi lượng, bộ rễ của cây trồng bị tổn thương và kìm hãm sự phát triển của cây trồng, thậm chí dẫn đến chết cây.
Ảnh hưởng của pH đối với phân bố phốt pho vô cơ (lân) trong đất
Khả năng hoạt động của một số dinh dưỡng cây trồng theo pH đất