Hướng dẫn tự phối trộn phân bón lá cho cây rau màu, cây đậu giai đoạn nảy chồi, ra lá
Tự phối trộn phân bón lá giúp chủ động, tiết kiệm chi phí
1. Chuẩn bị nguyên liệu phối trộn phân bón lá
1.1. Yêu cầu nguyên liệu cho phân bón lá
Tan hoàn toàn trong nước, không tạo kết tủa khi phối trộn cùng với nhau, có nguồn gốc hữu cơ, không độc hại với con người, thân thiện với môi trường, dễ sử dụng, dễ mua.
1.2. Các loại nguyên liệu cung cấp dinh dưỡng đa lượng
Đạm Urea (N=46%),MKP (KH2PO4/P2O5 = 52%; K2O = 34%),MAP loại tinh khiết (N = 12%, P2O5hh: 61%),SOP (K2SO4/K2Ohh = 52%),KNO3 (N = 13%; K2O = 44%),K2CO3 (K2O = 56%).
Tác dụng của các yếu tố dinh dưỡng đa lượng: Đạm (N): Đạm giúp phát triển thân, cành lá; Lân (P2O5hh): giúp phát triển bộ rễ, tạo củ, thúc đẩy quá trình phân hóa mầm hoa; Kali (K2Ohh): giúp hỗ trợ hấp thụ các loại dinh dưỡng khác được tốt hơn, giúp tạo củ, quả, tăng hàm lượng tinh bột, tăng độ đường... (tham khảo thêm tại chuyên mục Dinh dưỡng cây trồng).
1.3. Các loại nguyên liệu cung cấp dinh dưỡng trung, vi lượng
Canxi Chelate (CaEDTA-10),Magie Chelate (MgEDTA-6),Đồng Chelate (CuEDTA-15),Sắt Chelate (FeEDTA-13),Kẽm Chelate (ZnEDTA-15),Axit Boric (H3BO3)...
- Lưu ý: Không sử dụng các loại muối kim loại dạng vô cơ (VD: MgSO4.H2O, CuSO4.H2O, FeSO4.H2O...) dễ gây kết tủa làm tắc vòi phun và không hiệu quả.
1.4. Sử dụng các loại hóa chất tăng khả năng hấp thụ dinh dưỡng
+ Compound Sodium Nitrophenolate 98%: giúp kích thích hấp thụ phân bón, giúp cây giảm Stress (ngộ độc phân đa lượng hoặc thuốc BVTV).
+ Các loại muối Humate (Humate Organic 09F, Humate HP02S, Super Potasium Humate...): Giúp đẩy nhanh quá trình hấp thụ phân bón, cung cấp Kali ở dạng dễ hấp thụ, giúp cây giảm ngộ độc phân đa lượng.
+ Dịch rong biển (dạng bột): Cung cấp axit humic, axit Fulvic, kali hữu cơ, đạm hữu cơ, trung vi lượng hữu cơ.
2. Hướng dẫn phối trộn 1 số công thức phân bón lá:
2.1. Công thức 1: Phân bón lá chuyên cho cây rau, đậu (giai đoạn nảy chồi, ra lá).
Thành phần dinh dưỡng: Nts: 30 %; P2O5hh 10 %; K2Ohh : 5 %; CaO: 0,05 % (tương đương Ca: 0,036%); MgO: 0,05% (tương đương Mg: 0,031%); Zn: 500 ppm; Cu: 500 ppm; B: 100 ppm.
- Tác dụng:
- Kích thích cây ra rễ, đẻ nhánh, nảy chồi, ra đọt.
- Tăng khả năng sinh trưởng và phát triển của cây trồng.
- Tăng khả năng chống chịu khi gặp thời tiết không thuận lợi.
- Tăng năng suất và chất lượng rau, củ, quả.
- Công thức tự phối trộn phân bón lá chuyên dùng cho rau, đậu giai đoạn nảy chồi, ra lá.
Bảng công thức sản xuất xuất phân bón lá (tỷ lệ % nguyên liệu phối trộn phân bón lá)
Cách tính toán hàm lượng dinh dưỡng của phân bón lá tự phối trộn các bạn tìm hiểu tại bài viết Công nghệ sản xuất phân bón hỗn hợp NPK: Phần 3 - Cách tính công thức
- Ngoài hàm lượng dinh dưỡng đa, trung, vi lượng trên chúng ta có thể bổ sung thêm 1 lượng nhỏ Compound Sodium Nitrophenolate 98% để tăng khả năng hấp thụ dinh dưỡng giúp cây trồng khỏe mạnh, có bộ lá, mẫu mã củ quả đẹp, mượt mà, sáng bóng: nồng độ sử dụng 3g/1ha (tương đương tối đa 6g/1kg sản phẩm phân bón lá cho rau màu).
- Các loại phụ gia trong trường hợp này các bạn có thể lựa chọn 1 hoặc nhiều (hoặc kết hợp) các hoạt chất tăng khả năng hấp thụ phân bón sau: Humate tan 100% (Organic 09F); Axit Fulvic 90% (Fulvic Acid); Dịch rong biển dạng bột (tan 100%),Super potasium Humate...
Hướng dẫn sử dụng phân bón qua lá tự phối trộn:
Công thức phân bón qua lá có hàm lượng đạm cao này sử dụng thích hợp cho các loại rau ăn lá (các loại rau cải, rau gia vị, hành, tỏi...),các loại đậu (đậu cove, đậu đũa...).
Lượng dùng: Cân 40 - 50g hòa vào 16 - 20 lít nước hoặc 500 g/phuy 200 lít nước, vừa cho phân bón vừa khuấy đều đến tan hết, phun ướt đều lên lá, cả mặt trên và mặt dưới lá, phun ở các giai đoạn sinh trưởng của rau, phun định kỳ 7 – 10 ngày/lần.