Côn trùng hại cây trồng

Sâu đục quả, sâu đục trái

Sâu đục quả, sâu đục trái

23/12/2022

Tên khoa học: Conopomorpha cramerella

âu đục trái chôm chôm: Thành trùng cái đẻ từng trứng trên cuống trái. Trên cây chôm chôm, loài này gây hại vào giai đoạn trái trưởng thành và chín. Trưởng thành đẻ trứng trên cuống trái, ấu trùng sau khi nở đục vào và ăn phần thịt trái hoặc vỏ hạt tạo thành những đường hầm ngoằn ngoèo, đôi khi đục cả vào hạt. Sâu non gây hại nặng nhất khi trái bắt đầu có cơm. Trái non bị sâu đục thường biến dạng, khô rỗng và rụng, trái lớn bị giảm phẩm chất.

Rệp hại vải nhãn

Rệp hại vải nhãn

23/12/2022
Tên khoa học: Aphis

Rệp hại nụ, hoa nhãn, vải có hai loại chủ yếu: rệp muội đen; rệp nâu vàng.

Sâu đục nõn cải

Sâu đục nõn cải

23/12/2022
Tên khoa học: Hellula sp.
Triệu chứng gây hại của sâu đục nõn

Sâu thường đục từ đỉnh sinh trưởng chui vào thân làm cây dừng phát triển

Với cây bắp cải bông khi bị sâu hại cây nẩy trồi phụ không quấn bắp ra bông được

Bọ nhảy

Bọ nhảy

23/12/2022

Tên khoa học: Phyllotetra striolata

Bọ nhảy trưởng thành ăn lá non thành những lỗ tròn nhỏ khắp mặt lá. Ngoài ra chúng còn hoạt động nhảy đạp lung tung làm rau giập nát, nhất là trên rau cải có lá mỏng.

Sâu non ăn các rễ phụ, đục vào gốc và rễ chính làm cây sinh trưởng kém, nếu mật độ sâu cao có thể làm cây héo và chết nhất là khi cây đang còn nhỏ.

 

Rệp vảy

Rệp vảy

23/12/2022

Tên khoa học: Scale insects

Rệp vảy chủ yếu ký sinh ở lá, cuống lá than. Dùng miệng có gai tiêm vào cây và hút chất dinh dưỡng, sâu non mới nở bò khắp cây, rồi tìm những vị trí nhất định và ở lại rồi gây hại, hút nhựa cây. Xảy ra nhiều ở những vườn trồng có nhiệt độ và độ ẩm cao, không thông gió và thoáng khí.

Rầy bông

Rầy bông

23/12/2022

Tên khoa học: Mealybugs

Loại này chủ yếu phát triển vào mùa Xuân và mùa Hè, hút chất dinh dưỡng trên lá non, chồi non, nụ hoa và chồi hoa, khiến cho cây chậm sinh trưởng, lá và hoa bị biến dạng, cong vẹo và phát triển kém. 

Rệp sáp

Rệp sáp

23/12/2022

Tên khoa học: Dysmiccocus sp.

- Rệp non thường tìm chỗ cây non để sống, thường là kẽ lá, chùm hoa.

- Khí hậu nóng và ẩm là điều kiện thích hợp cho rệp phát triển.  Rệp sáp Dysmicoccus sinh sống phá hại trên nhiều loại cây trồng. Thường thấy trên thiên tuế, vạn tuế, dứa agao, dứa sọc vàng đến các loại cây ăn trái làm kiểng như : xoài, nhãn, đu đủ…

- Rệp chích hút nhựa cây và tiết dịch tạo đều kiện nấm bồ hóng  phát triển.

- Rệp sáp tấn công mạnh vào mùa khô và giảm trong mùa mưa.

Nhện trắng

Nhện trắng

23/12/2022

Tên khoa học: White mite

- Làm cho các lá, các chồi hoa bị biến dạng.

- Nước bọt có độc tố của nhện làm cho ngọn cây bị xoắn, cứng và phát triển méo mó.

- Thường được nhìn thấy trên các lá mới và ngọn non.

- Các lá có nhện thường cong xuống và có màu đồng hay tía. Các lóng thu ngắn lại, và các chồi nách mọc ra nhiều hơn bình thường. Hoa không phát triển, và sự phát triển của cây bị ức chế khi nhện tấn công với số lượng lớn.

Ruồi đục lá

Ruồi đục lá

23/12/2022

Tên khoa học: Liriomyza sativae Blanchard

Ruồi đục lá (Liriomyza Sativaza Blanchard) là loài đa thực, phổ ký chủ rộng, gây hại nhiều loài cây trồng. Ruồi đục lá đục ăn mô lá làm giảm khả năng quang hợp, làm cho cây cằn vàng, cằn cỗi, lá rụng sớm đẫn đến làm giảm năng suất, chất lượng sản phẩm. Ngoài ra vết thương của lá giòi đục sẽ tạo điều kiện cho nấm và vi khuẩn sâm nhập phát sinh và phát triển gây hại làm rụng lá, chết cây.

Rầy mềm (rệp cam)

Rầy mềm (rệp cam)

23/12/2022
Tên khoa học: Toxoptera aurantii và Toxoptera citricidus

Trên cam quýt có 2 loại rầy mềm gây hại chủ yếu: Toxoptera aurantii và Toxoptera citricidus. Cả 2 loài trên thuộc họ Rầy Mềm (Aphididae),bộ Cánh Đều (Homoptera).