Sâu đục cuống quả
Tên khoa học: Conopomorpha sinensis Bradley
Họ: Gracillariidae - Bộ: Lepidoptera
Một số đặc điểm hình thái sâu đục trái Conopomorpha sinensis Bradley
Thành trùng và ấu trùng có hình dạng tương tự như Sâu đục gân lá Nhãn Conopomorpha lichiella và Sâu đục trái Chôm Chôm, Cao cao Conopomorpha cramerella nhưng kích thước lớn hơn C. litchiella và nhỏ hơn C. cramerella. Cũng tương tự như C. cramerella, phần trán ở đầu có túm lông mầu trắng. C.sinensis có chiều dài sải cánh khoảng 10,5-11 mm. Conopomorpha sinensis có chiều dài 6-7 mm, cơ thể có mầu trắng hơi trong, các đốt bụng đều có kích thước tương tự nhau. Nhộng dài khoảng 1 cm, lúc đầu có mầu vàng lợt, khi sắp vũ hóa chuyển sang mầu nâu, thời gian nhộng: 7-8 ngày.
Thành trùng sâu đục cuống quả Conopomorpha sinensis
Ấu trùng sâu đục cuống quả vải, nhãn
Triệu chứng, quy luật phát sinh và gây hại của sâu đục cuống quả
- Trưởng thành đẻ trứng vào cuống ở đầu quả vải. Mỗi con đẻ từ 50 - 70 trứng
- Sâu non sau khi nở đục vào cuống quả gây hại. Sâu càng lớn vết đục càng rộng. Trong 1 quả vải có thể có từ 1 đến vài sâu non, thậm chí 5 - 10 con. Sâu non thải phân ngay tại vị trí gây hại.
- Sâu non đục từ cuống quả vào ăn hạt non, cùi làm cho hạt bị rỗng, rụng. Mặt khác, vết đục của sâu tạo điều kiện cho nấm, vi khuẩn xâm nhập gây hiện tượng thối rụng quả.
- Sâu thường tấn công và làm trái rụng rất nặng vào giai đoạn trái lớn (khi trái đã có cơm) và trái bị thiệt hại nhiều nhất vào giai đoạn trái gần thu hoạch, vào mùa Nhãn tháng 6-7 dương lịch.
- Cây bị hại có biểu hiện: quả non rụng nhiều, quả chín bị thối, rụng, phần núm quả ăn có lẫn nhiều mùn (phân sâu),quả không rụng thì nhỏ, chín muộn.
Sâu đục cuống quả
Vị trí gây hại chỉ ở phần cúi tiếp giáp với cuống quả. Khi quả chín nếu được thu hoạch khi ăn sẽ thấy nhiều bột gỗ, đó là phân sâu.
Sâu đục cuống quả nhãn
Khi đến tuổi trưởng thành, Sâu thường đục một lỗ nhỏ gần cuống trái bò lên trên phần lá gần chùm trái, kéo một lớp màng mỏng mầu trắng, hóa nhộng trong đó.
Biện pháp phòng trị sâu đục trái Conopomorpha sinensis Bradley
Khi mật số cao, áp dụng một số biện pháp phòng trị tương tự như trên Sâu đục quả, đục trái Conogethes punctiferalis.
- Thường xuyên thăm vườn, phát hiện sớm sâu đục cuống quả để xử lý.
Nhằm đáp ứng tiêu chuẩn VIETGAP khi phun thuốc cần chú ý:
- Không nên phun thuốc định kỳ như biện pháp mà nông dân đang áp dụng hiện nay.
- Thời điểm phun thuốc đưa lại hiệu quả cao nhất khi: Quả non bằng hạt đậu tương; Quả đang phát triển (từ 20 - 30/5 đối với vải muộn). Nếu điều tra thấy mật độ sâu cao nên phun kép 2 đợt, cách nhau 5 - 7 ngày.
- Các loại thuốc sử dụng gồm: Thuốc Cyperan 10 EC; Javitin 3.6; Emalusa 20,5 EC; Tasieu hoặc Peran 50 EC. Nồng độ sử dụng theo hướng dẫn ghi trên bao bì
- Phun ướt đều trên lá vải.
Một trong những đặc điểm cơ bản của thuốc BVTV là có tính độc. Nhằm đảm bảo an toàn cho người sử dụng và môi trường nơi sử dụng thuốc cần nhận biết các loại thuốc với các mức độ độc khác nhau để có biện pháp sử dụng phù hợp.