Sâu hồng
Đặc điểm gây hại của sâu hồng hại cây bông vải
Sâu hồng là một trong những đối tượng kiểm dịch của thế giới và là một trong những loại sâu đục quả khó trị nhất.
Sâu hồng xuất hiện và gây hại vào giai đoạn từ khi cây có hoa đến khi thu hoạch, thậm chí chúng còn phá hại hạt trong kho.
Sâu non sau nở đục vào nụ, hoa, quả non. Sống kín đáo trọn đời trong đó. Khi đẫy sức sâu đục 1 lỗ chui ra khỏi quả, xuống đất hoá nhộng hoặc làm nhộng ngay trong quả. Sâu làm cho hoa không nở được, đục quả, ăn hạt.
Sâu hồng chui vào trong quả ăn hạt làm cho xơ bông bị ố vàng ảnh hưởng đến năng suất, phẩm chất và việc bảo quản hạt trong kho.
Sâu hồng đục quả bông Pectinophora gossypiella
Biện pháp phòng trừ sâu hồng hại cây bông vải
- Vệ sinh đồng ruộng sau thu hoạch, dọn sạch tàn dư cây trồng vụ trước.
- Sử dụng các loài thiên địch của sâu hồng là ong đa phôi ký sinh và vi khuẩn gây chết sâu non.
Thường xuyên kiểm tra ruộng bông nếu thấy >10% các hoa bị túm đầu (do sâu non nhả tơ quấn lại làm cánh hoa không nở được) hoặc dùng dao bổ quả bông, nếu thấy có >10% số quả có sâu non thì phun trừ rầy kết hợp với trừ sâu hồng bằng thuốc Sherpa 25 EC với liều lượng 0,3 – 0,4 lít/ha.