Lưu huỳnh (S) - Sulfur

1. Tác dụng của lưu huỳnh đối với cây trồng:

* Lưu huỳnh trong đất canh tác:

Lượng lưu huỳnh bị mất đi sau mỗi vụ trồng trọt dao động trong khoảng 10 - 50kg/ha. Trừ một số loại cây ngũ cốc, lượng lưu huỳnh mất đi thường tương đương với lượng P mất đi sau mỗi vụ.

Lượng lưu huỳnh cần bổ sung thường phải gấp 2 đến 4 lần lượng mất đi. Nguồn bổ sung lưu huỳnh quan trọng là khí quyển, nước tưới, phân bón, thuốc trừ sâu, diệt nấm.

* Lưu huỳnh đối với cây trồng:

Cây trồng đủ dinh dưỡng và thiếu lưu huỳnh

Bón lưu huỳnh không những làm tăng năng suất cây trồng mà còn có tác dụng:

- Tăng lượng protein, đặc biệt đối với cây lương thực

- Giảm tỷ lệ N:S, sẽ giảm hàm lượng nitrat trong nông sản.

- Cung cấp thêm hương vị cho lương thực, thực phẩm.

- Tăng hàm quang dầu

- Tăng tính chịu hạn, chống chịu sâu bệnh

Tổng lượng lưu huỳnh cần thiết phụ thuộc vào từng loại cây và năng suất nông sản. Cây trồng giầu protein có nhu cầu về lưu huỳnh cao hơn. Cây có dầu cần lượng lưu huỳnh nhiều hơn so với cây ngũ cốc.

Ngô sẽ cho năng suất cao nhất khi bón 90kg/ha lưu huỳnh, đốivới lúa là 25 kg/ha. Mía bón thêm 42kg/ha lưu huỳnh năng suất tang 53- 77 tấn/ha, hàm lượng đường tăng 8,5- 8,9%. Lạc được bón thạch cao làm tăng hàm lượng protein 8,4%, metionin 21 % và hàm lượng dầu tăng 12%.

Bón lưu huỳnh còn có tác dụng gián tiếp đến ngành chăn nuôi do đồng cỏ được bón bổ sung lưu huỳnh làm tăng năng suất chất xanh cao hơn, hàm lượng protein tăng rõ rệt, đồng thời làm giảm lượng nitrat có hại.

* Biểu hiện thiếu lưu huỳnh ở cây trồng:

Biểu hiện thiếu lưu huỳnh trên lá cây

Biểu hiện thiếu Lưu huỳnh trên lá cây: Lá xanh nhạt, gân nhợt nhạt, không đốm chết

Thiếu lưu huỳnh, lá non chuyển vàng nhạt, cây còi cọc, kém phát triển, sinh trưởng của chồi bị hạn chế, số hoa giảm

- Khi thiếu, triệu chứng thể hiện giống như thiếu chất đạm; lá nhỏ, vàng đều, rụng sớm. Sinh trưởng của chồi bị hạn chế, ảnh hưởng đến số hoa, thân cứng, nhỏ và hóa gỗ sớm.

Một số hình ảnh cây trồng bị thiếu lưu huỳnh

Cây trồng bị thiếu lưu huỳnh

Cây trồng bị thiếu lưu huỳnh, vàng lá, lá nhỏ, cây còi cọc chậm phát triển

Lá ngô bị thiếu lưu huỳnh

Lá ngô bị thiếu lưu huỳnh

Cây trồng bị thiếu lưu huỳnh 2

Triệu chứng thiếu lưu huỳnh trên lá chuối và lá cà chua

Triệu chứng thiếu lưu huỳnh 3

Triệu chứng thiếu lưu huỳnh trên bắp cải và khoai tây

2. Một số sản phẩm phân bón cung cấp lưu huỳnh cho đất và cây trồng

* Lưu huỳnh nguyên chất: 

Các sản phẩm lưu huỳnh nguyên chất

Lưu huỳnh từ 95 - 99%; (A) lưu huỳnh cục; (B); lưu huỳnh vảy; (C) lưu huỳnh bột; (D) lưu huỳnh hạt

* Các sản phẩm phân bón đa, trung, vi lượng có chứa lưu huỳnh:

 

N

P2O5

K2O

S

Chất khác

Alumin sunfat

0

0

0

14,4

11,4 (Al)

Amophos

11

48

0

4,5

 

Dung dịch amon - lưu huỳnh

74

0

0

10

 

Amon bisunfit

14,1

0

0

32,3

 

Dung dịch amon bisunfit

8,5

0

0

5

 

Amon photphat sunfat (amonphos B)

16,5

20

0

15

 

Dung dịch amon polisunfit

20

20

0

40

 

Amon sunfat

21

0

0

24,2

 

Amon sunfat nitrat

26

0

0

12,1

 

Amon thiosunfat

12

0

0

26

 

Thomas sơlac

0

15,6

 

3

 

Coban sunfat

   

11,4

21 (Co)

Đồng sunfat

   

12,8

25,5 (Cu)

Sắt amonsunfat

6

  

16

16 (Fe)

Sắt sunfat

   

18,8

32,8 (Fe)

Thạch cao

   

18,6

32,6 (CaO)

Kainit

  

19

12,9

9,7 (MgO)

Langbeinit

  

21,8

22,8

 

Lưu huỳnh vôi

   

57

43 (CaO)

Magie sunfat

   

13

9,8 (Mg)

Kali sunfat

  

50

17,6

 

Mangan sunfat

   

21,2

36,4 (Mn)

Pyrit

   

53,5

 

Natri bisunfat

   

26,5

 

Kali magie sunfat

  

26

18,3

 

Sunfua dioxyt

   

50

 

Urea - thạch cao

17,3

  

14,8

 

Urea - lưu huỳnh

40

  

10

 

Kẽm sunfat

   

17,8

36,4 (Zn)

Một số hình ảnh tham khảo

Đạm SA và đạm SA hoa mơ (Amon Sunphat)

Đạm SA trắng và SA hoa mơ (NH4)2SO4/Amon Sunphat

Kali Sunphat

Kali Sunphat (K2SO4) - Potassium sulphate