Molipden (Mo) - Molybdenum
Cây trồng hút molybden ở dưới dạng muối molybdat (MoO42-) và molybden oxit (MoO3).
1. Ảnh hưởng của Mo đến quá trình sinh lý sinh hóa cây trồng.
Từ năm 1930 người ta đã tìm thấy vai trò của molybden đối với cây họ đậu và vi sinh vật sống tự do. Mo có vai trò quan trọng đối với nhiều quá trình sinh lý sinh hóa trong cây: quá trình dinh dưỡng (sự hút dinh dưỡng, cố định đạm và khử nitrat) quá trình hô hấp (sự oxy hóa - khử) quá trình quang hợp (sự hoạt hóa diệp lục và sự khở CO2). Sự chuyển hóa gluxit, sự tạo các bộ phận mới, tạo thân, tạo rễ và ảnh hưởng đến tính chống chịu).
Hiệu quả của Mo được nhận thấy ở nhiều loại cây trước hết là cây họ đậu, các loại cây họ thập tự (bắp cải, súp lơ),các loại cây họ bầu bí (dưa bở, dưa chuột, bầu bí),các loại rau như cà chua, khoai tây, cây lấy dầu: lạc, đậu tương, hướng dương và các cây cố định đạm khí trời: tảo, bèo dâu.
Mo là chất xúc tác trong quá trình cố định và sử dụng đạm của cây, là thành phần của men khử nitrat và men nitrogense. Mo cần một lượng rất ít, chỉ vài gram trên 1.000 m2 nhưng thiếu Mo gây hậu quả hết sức nghiêm trọng như làm biến dạng sinh trưởng ở cây bông cải…
* Biểu hiện của cây trồng thiếu Molybden:
Thiếu Mo lá xanh nhạt, vàng kim đến vàng cam, có những đốm chết khắp bề mặt lá (trừ gân),mặt dưới lá tiết ra chất nhựa.
Thiếu molypden, xuất hiện đốm vàng ở giữa các gân của những lá dưới, nếu thiếu nặng, các đốm này lan rộng và khô, mép lá cũng khô dần, cây kém phát triển.
Mo là yếu tố vi lượng duy nhất thường xảy ra hiện tượng thiếu đối với môi trường đất chua.
Các triệu chứng thiếu Mo trên cây trồng
Biểu hiện thiếu Mo của cây trồng tương tự như trường hợp thiếu đạm và thường thể hiện ở những lá giữa và lá già. Khi thiếu Mo lá cây họ đậu chuyển sang màu vàng lục, thân và lá màu tím, nốt sần nhỏ. Các loại cây họ khác lá cũng ngả màu vàng, phiến lá hẹp lại và uốn cong như bị sâu cuốn lá và khô dần.
Triệu chứng thiếu mo trên cây chuối, quả táo, cây khoai tây và cà rốt
Thiếu Mo ở gân giữa của các lá dưới có đốm vàng, tiếp đó là hoại tử mép lá và lá bị gập nếp lại, lá bị xoắn và rụng cuống. Ở rau, các mô lá bị héo, chỉ còn lại gân giữa của lá và một vài miếng phiến lá nhỏ. Thiếu Mo biểu hiện rõ nhất ở cây họ đậu, cây phát triển kém, nốt sần giảm, hạn chế sự cố định đạm tự do.
* Mo trong đất:
Lượng Mo trong đất rất thấp, thông thường vào khoảng 2 ppm, thường ở thể hóa trị 4,5,6 hoặc ở thể cation với các hóa trị 2,3. Trong điều kiện đất chua, các ion molybdat (MoO4) bị keo đất hấp thụ. Người ta còn giải thích hiện tượng Mo chuyển thành khó tiêu khi trong điều kiện chua do kết hợp với sắt, nhôm, titan. Và trong điều kiện chua, các oxit Mo2O5 và MoO2 chuyển rất chậm thành MoO3 và thành muối molybdat.
Khi bón nhiều lân, cây trồng hút được nhiều Mo hơn. Ngược lại, bón nhiều các muối sunfat thì cây hút ít Mo hơn. Điều này có thể do hai ion SO42- và MoO42- có cùng kích thước và điện tích và cũng có thể do bón gốc sunfat làm cho đất chua thêm.
2. Các loại nguyên liệu để sản xuất phân có Mo.
Các muối này thường được trộn với phân lân tạo thành phân lân có chứa Mo hoặc trộn với phân phức NPK.
Người ta thường dùng các muối chứa Mo để bón vào đất bằng cách trộn cùng bón với các loại phân khác, hoặc phân chuồng, số lượng bón 100 – 200 g/ha. Trên thị trường thường dùng supe lân có chứa 0,2% Mo.
1/ Natri molybdat (Na2MoO4.2H2O).
- Dạng tinh thể màu trắng.
- Có chứa 39 – 46% Mo.
2/ Molybden (IV) oxit (MoO3)
- Bột màu vàng
- Có chứa 66% Mo.
3/ Amon molybdat (NH4)6Mo7O24.4H2O.
- Có chứa 81,5 % Mo.
4/ Khoáng vật: Khoáng vật dùng để sản xuất Mo là molybdenit MoS2 và các molybdat canxi, chì.
5/ Các chất thải công nghiệp: Chất thải sản xuất đèn điện cũng có thể sử dụng làm ngyên liệu chứa Mo.