Cách phòng chống sâu hại cây chanh leo hiệu quả

Các vùng trồng cây chanh leo với quy mô lớn thì việc áp dụng quy trình phòng chống sâu bệnh hại là việc bắt buộc. Không tuân thủ quy trình đầy đủ sẽ gặp nhiều nguy cơ gây hại ảnh hưởng đến năng suất và hiệu quả kinh tế. Hiện nay nhiều vùng trồng chanh leo do phòng chống sâu bệnh hại không hiệu quả đã phải chuyển đổi cơ cấu cây trồng. Để hạn chế thiệt hại do sâu bệnh hại gây ra trong quá trình trồng chanh leo mang lại hiệu quả cao, cẩm nang cây trồng giới thiệu quy trình phòng chống sâu bệnh hại cây chanh leo cụ thể như sau:

Phòng trừ sâu bệnh hại tổng hợp trên cây chanh leo hiệu quả

1. Các tiêu chuẩn chọn giống chanh leo cần phải tuân thủ

- Cây giống được sản xuất tại những cơ sở sản xuất giống trong và ngoài nước có uy tín, chất lượng tốt. Cơ sở sản xuất được cấp phép sản xuất của cơ quan có thẩm quyền để đảm bảo tính pháp luật của lô giống suất khỏi cơ sở sản xuất.

- Tiêu chí cần quan tâm nhất là các lô cây giống cần đảm bảo chứng nhận sạch virus và không nhiễm nấm bệnh truyền qua đất như Fusarium, Phytophthora, …

Chọn giống chanh leo sạch bệnh đúng tiêu chuẩn VietGAP

2. Quy trình canh tác chanh leo đúng tiêu chuẩn

2.1 Vùng trồng chanh leo thích hợp

- Cần lựa chọn vùng dự kiến trồng chanh leo không có cây ký chủ của virus và môi giới truyền bệnh như nhãn lồng, cây họ bầu bí, cà, ớt, … để hạn chế sự tồn dư sâu bệnh hại vụ trước.

- Trước khi trồng đất cần được dọn sạch sẽ cỏ dại, tàn dư thực vật vụ trước đó và tiến hành xử lý đất bằng thuốc bảo vệ thực vật ít nhất 1 – 2 lần (hai lần cách nhau 20 – 25 ngày). Nhằm hạn chế sâu bệnh hại lan truyền qua đất. Có thể khử trùng đất bằng vôi bột với lượng 0,5 kg/hố trước khi trồng tối thiểu từ 15 – 20 ngày.

Một số tiêu chí chọn vùng trồng chanh leo năng suất cao

 

2.2 Tuân thủ mật độ trồng chanh leo đạt năng suất cao

- Tùy vào từng điều kiện đất đai, tập quán canh tác và khí hậu của từng vùng để lựa chọn mật độ thích hợp nằm trong quy trình kỹ thuật khuyến cáo.

- Mật độ trồng cây chanh leo từ 800 – 1000 cây/ha (4 m x 3 m; 3 m x 3 m).

 

2.3 Một số điểm cần lưu ý trong quá trình sản xuất chanh leo

- Vệ sinh đồng ruộng: Thường xuyên kiểm tra để phát hiện sớm việc gây hại của sâu bệnh. Tiến hành thug om, tiêu hủy các bộ phận hoặc có phương án thích hợp trách lây lan sâu bệnh hại ra diện rộng. Hằng năm, vùng trồng nên được xử lý khử trùng bằng vôi bột từ 1 – 2 lần với lượng từ 200 – 300 kg/ha vào giai đoạn trước khi trồng và sau khi thu hoạch.

- Kỹ thuật cắt tỉa: Sau thu hoạch, tiến hành cắt tỉa toàn bộ cành trên gian đã cho quả. Để lại thân và các cành từ mặt đất vươn tới giàn. Tất cả dụng cụ cắt tỉa cần được khử trùng bằng cồn trước khi sử dụng, nhằm hạn chế lây lan bệnh. Phải dọn sạch toàn bộ thân lá ra khỏi vườn, không tủ vào gốc tránh lây lan bệnh lên các chồi mới phát triển.

- Trong quá trình chăm sóc, các dụng cụ sử dụng cần được khử trùng trước khi dùng. Phương pháp tưới nước, bón phân hạn chế tưới lên lá, quả, thân để hạn chế lây lan sâu bệnh. Tốt nhất nên chọn phương pháp tưới nhỏ giọt có nhiều tính ưu việt như tiết tiệm nước, hạn chế lây bệnh hại đặc biệt là bệnh do vi khuẩn gây ra.

Cách chăm sóc vườn chanh leo đúng kỹ thuật

3. Sử dụng chế phẩm sinh học hợp lý

- Sử dụng các chế phẩm sinh học có chứa các vi sinh vật đối kháng đang là lựa chọn ưu tiên trong quy trình sản xuất bền vững. Các chế phẩm sinh học chứa nấm Trichoderma, xạ khuẩn Steptomyces, vi khuẩn Bacillus, thảo mộc trừ tuyến trùng chứa các hoạt chất ankaloid, sapomin, nấm ký sinh Metarhizium, … Đặc biệt là các vi sinh vật có ích phòng chống bệnh do nấm và tuyến trùng gây hại trong đất.

- Các chế phẩm sinh học có thể được sử dụng kết hợp trong suốt quá trình chăm sóc như bón phân, vun xới chăm sóc, … Thông thường một năm nên bổ sung vào trong đất từ 3 – 4 lần/vụ, khoảng cách các lần bổ sung cách nhau tối thiểu 20 – 25 ngày.

4. Sử dụng thuốc bảo vệ thực vật đúng tiêu chuẩn

- Lưu ý khi sử dụng thuốc bảo vệ thực vật cần tuân thủ nguyên tắc 4 đúng. Thuốc dùng nằm trong danh mục cho phép. Quy trình sử dụng theo khuyến cáo của nhà sản xuất.

- Cần phân loại các nhóm đối tượng sâu bệnh hại để đưa ra phương pháp xử lý hợp lý như:

+ Đối với các bệnh do nấm (bệnh đốm nâu, thối quả, thối thân, thối gốc, thán thư): Cần kiểm tra thăm vườn thường xuyên để phát hiện sớm, xử lý ngay. Tốt nhất nên phun khi cây mới mọc chồi mới vào đầu mùa mưa. Nếu bệnh năm có thể phun kép lần 2 cách lần 1 từ 10 – 15 ngày.

+ Đối tượng bệnh do virus và côn trùng môi giới (rệp muội, bọ phấn, bọ trĩ): Nên sử dụng cách treo bẫy dính để dự tính dự báo sớm. Nên sử dụng trùm lưới bảo vệ gây hại của côn trùng là biện pháp ưu việt nhất. Nếu không thì phun thuốc ngay sau các đợt cắt tỉa, bắt đầu ra lộc để phòng trừ côn trung gây hại.

Sử dụng thuốc BVTV tuân thủ theo nguyên tắc 4 đúng

+ Nhóm nhện gây hại: Trong quá trình sử dụng thuốc cần tuân thủ việc luân phiêm các hoạt chất phun phòng trừ để tránh kháng thuốc không hiệu quả. Phun ướt đều bề mặt lá, các bộ phận trên cây. Nếu ngưỡng gây hại chưa xuống ngưỡng cho phép có thể phun kép lân 2 cách lần 1 từ 5 – 7 ngày.

+ Ruồi đục quả: Trong suốt quá trình canh tác kết hợp sử dụng các loại bẫy dẫn dụ, bẫy dính để dự tính dự báo và diệt ruồi đục quả. Nếu mật độ gây hại cao có thể sử dụng phun bả protein trên toàn bộ vườn để tăng hiệu quả diệt ruồi vàng.