Cách trồng và chăm sóc cây hoa tử đằng khoe sắc ngày Tết
Hoa tử đằng là một loài hoa sở hữu cho mình vẻ đẹp quyến rũ và trở thành biểu thượng cho tình thủy chung. Chính vì vậy, loài hoa này với du nhập vào nước ta vài năm trở lại đây nhưng hoa tử đằng ngày càng được phổ biến cả Miền Nam và Miền Bắc. Nhiều bạn đọc quan tâm đế loài hoa này luôn muốn tìm hiểu cách trồng hoa này như thế nào, xuất phát từ thực tế cẩm nang cây trồng xin chia sẻ mọi thông tin về cây hoa tử đằng cụ thể như sau:
Hoa tử đằng sở hữu vẽ đẹp độc lạ cuốn hút
1. Một số điều cần biết về hoa tử đằng
- Cây hoa tử đằng có tên khoa học là Wisteria sinensis. Ở nước ta cây còn có tế khác như cây dây sắn tía, hoa Chu đằng, hoa Đằng la, …Cây hoa tử đằng có nguồn gốc từ Châu Mỹ, nhưng được phát triển ở nhiều nơi khác nhau, có thể dễ tìm loài hoa này ở Trung Quốc, Nhật Bản, … Là loài hoa du nhập vào Việt Nam từ đầu những năm 2000. Hiện nay cây hoa tử đằng được trồng nhiều nơi trong cả nước.
- Là cây thân leo cao từ 10 – 20 m, lá mọc en kẽ nhau dài từ 15 – 20 cm, và mỗi cành thường mọc từ 5 – 15 lá xếp thành hình lông chim. Hoa mọc thành chùm rủ xuống dài từ 10 – 80 cm, coa màu tím, hồng hoặc trắng. Hoa có mùi thơm nhẹ rất cuốn hút.
Trồng và chăm sóc hoa tử đằng bonsai
- Cây có khả năng sinh trưởng phát triển mạnh, có bộ thân leo sum suê bắt mắt. Là loài cây dễ tính với điều kiện sống, có thể thích ứng với điều kiện nhiều loại đất đai khác nhau từ đất thịt nặng, cát pha, đất nghèo dinh dưỡng, … Cây sinh trưởng trong điều kiện ánh sáng hoàn toàn không chịu bóng. Ưa thời tiết mát mẻ, ít chịu nóng vì vậy cây sinh trưởng phát triển tốt ở Miền Bắc và vùng có khí hậu mát mẻ quanh năm. Cây thường ra hoa vào tháng 2 – 3 dương lịch hàng năm.
Rực rỡ sắc tím của hoa tử đằng trong những ngày đầu xuân
2. Công dụng của hoa tử đằng ít người biết tới
- Hoa tử đằng được phổ biến rộng nhờ đặc điểm cuốn hút của những bông hoa độc đáo. Với các màu sắc khác như như tím, hồng, trắng, vàng, … lại mang ý nghĩa phong thủy rất đặc biệt. Tuy nhiên hoa tử đằng là loài hoa tượng trưng cho sự may mắn, sự vĩnh cửu, trường tồn của thời gian.
- Trồng làm cảnh là công dụng lớn nhất từ loài hoa này. Với màu sắc là đặc tính hoa lạ mắt, hoa tử đằng thường được trồng làm cây giàn leo cảnh vườn nhà, công viên, … Hoặc được các nhà vườn trồng làm cây bon sai mang lại giá trị kinh tế rất cao.
- Tác dụng của hoa tử đằng trong y học: Hạt của cây hoa tử đằng có chứa chất độc. Vì vậy nếu sử dụng trồng làm cảnh cần để xa tay trẻ nhỏ. Vỏ hoa và quả của cây đều có thể làm thuốc có tác dụng tiêu độc khử trùng. Cánh hoa và lá non có thể làm thực phẩm.
3. Thời điểm trồng hoa tử đằng tốt nhất trong năm?
- Là cây ưa ẩm, thích khí hậu mát mẻ, không ưa nóng. Vì vậy thời vụ trồng cây hoa tử đằng tốt nhất từ tháng 2 – 4 dương lịch hàng năm.
Mách nhỏ cách trồng hoa tử đằng nở hoa vào dịp tết
4. Trồng hoa tử đằng trên đất nào là thích hợp?
- Có thể nói cây hoa tử đằng là cây dễ tính, thích nghi được với nhiều loại đất khác nhau kể cả đất cằn cỗi nghèo dinh dưỡng. Tuy nhiên để cây hoa tử đắng inh trưởng phát triển tốt thì có thể chọn đất giàu dinh dưỡng, tơi xốp, thoát nước tốt.
- Trường hợp trồng trong chậu có thể tự phối trộn giá thể theo công thức sau: Đất (đất phù sa, đất màu); xỉ than (mùn cưa, xơ dừa); phân chuồng hoai mục (phân vi sinh) được phối trộn theo tỷ lệ: 1/2 đất + 1/4 xỉ than + 1/4 phân chuồng hoai mục. Sau khi trộn đều theo tỷ lệ trên thì cần tiến hành xử lý nấm bệnh tồn tại trong giá thể bằng các dung dịch như Daconil 75 WP (1 g/l nước) hoặc dung dịch Ridomil Gold 68 WG (nồng độ 3 g/l nước) phun đều vào giá thể đã trộn (40 – 50 l/m3 giá thể).
3 bước đơn giản để có giàn hoa tử đằng đẹp mê hồn
5. Chuẩn bị giống cây hoa tử đằng
- Có hai phương thức trồng phổ biến thường áp dụng trồng hoa tử đằng. Trồng bằng hạt hoặc trồng cây con (phôi giống). Nếu trồng bằng hạt thì nên chọn mua hạt ở những đơn vị cung ứng uy tín đảm bảo sức nảy mầm cao.
- Cách nhân giống cây hoa tử đằng bằng hạt: Sau khi mua hạt về cần xử lý hạt nứt nanh mới đem gieo. Ngâm hạt vào nước ấm từ 24 – 30 giờ khi hạt giống nứt vỏ. Đem đi ủ, trong quá trình ủ đảm bảo duy trì độ ẩm và nhiệt độ cho hạt này mầm tốt. Sau ủ từ 4 – 7 ngày thì hạt nảy mầm có thể đem đi gieo. Tốt nhất nên gieo vào bầu đất để tiện chăm sóc, gieo hạt sau 1 cm so với mặt đất phủ kín hạt. Sau gieo khi cây phát triển cao 10 cm thì có thể chuyển trồng cố định.
6. Trồng và chăm sóc hoa tử đằng cho hoa vào ngày tết
- Vị trí trồng: Là nơi có ánh sáng trực xạ, có đủ điều kiện giàn leo để cây leo bám phát triển tốt. Khi cây mới trồng thì có thể che chắn sao cho thời gian chiếu nắng từ 6 – 8 giờ. Sau trồng 2 tháng thì không cần che chắn.
- Chế độ nước tưới: Hoa tử đằng là cây ưa ẩm nhưng không chịu úng. Vì vậy cần duy trị độ ẩm cho cây từ 70%. Tùy vào điều kiện thời tiết để quyết định số lần tưới cho phù hợp. Thông thường tưới cho cây từ 1 – 3 ngày/lần.
Những điều cần biết về cây hoa tử đằng
- Phân bón cho cây hoa tử đằng: Cây có khả năng sinh trưởng phát triển thân leo mạnh nên cần bổ sung dinh dưỡng định kỳ cho cây. Cứ 1 – 1,5 tháng bón phân 1 lần. Nên chọn các loại phân hữu cơ hoa tưới cho cây là tốt nhất. Nên bón sau mỗi lần cắt tỉa. Có thể sử dụng phân NPK tưới cho cây sau 1 tháng trồng và định kỳ tưới 1 tháng/lần.
- Làm giàn cho cây hoa tử đằng: Là loại cây leo nên khi cây phát triển cao từ 80 – 100 cm thì cần tiến hành làm giàn để cây phát triển, cần tiến hành chiều chỉnh giàn theo ý muốn để dễ dàng tạo khi cho cây hoa tử đằng.
- Phòng trừ sâu bệnh hại: Cây do phát triển mạnh, rậm rạp nên cần lưu ý một số đối tượng sâu bệnh hại thường xuất hiện như nấm, rệp, … Cần thường xuyên quanh sát phát hiện sớm để có biện pháp tác động phù hợp.
Trang trí hiên nhà bằng sắc hoa tím của cây tử đằng