Hướng dẫn cách trồng dưa lưới trên sân thượng

Một vài năm trở lại đây quả dưa lưới rất được ưa chuộng trên thị trưởng hoa quả. Với chất lượng thơm ngon và phục vụ rất tiện lợi cho mỗi gia đình. Việc trồng dưa lưới rất được nhiều người yêu thích trồng rau đô thị quan tâm. Xuất phát từ nhiều câu hỏi của bạn đọc, cẩm nang cây trồng xin chia sẻ thông tin chi tiết cách trồng dưa lưới trên sân thượng cụ thể như sau:

1. Thời điểm thích hợp trồng cây dưa lưới

- Cây dưa lưới là cây ưa khí hậu nắng ấm ít chịu lạnh. Nhiệt độ thích hợp cho cây sinh trưởng phát triển tốt nhất là trên 20 – 32oC.

- Đối với những tỉnh miền Bắc nên trồng từ tháng 2 – 10 dương lịch hàng năm. Khu vực miềm Nam, nơi có khí hậu mát mẻ quanh năm có thể trồng quanh năm. Thời vụ mùa mưa khu vực miền Nam cần lưu ý thoát nước cho cây.

Bội thu dứa lưới trên sân thượng

 

2. Công cụ dụng cụ cần chuẩn bị trước khi trồng dưa lưới trên sân thượng

- Chuẩn bị dụng cụ trồng: Thời điểm ươm cây cần chuẩn bị các bầu ươm bằng bầu nilong hoặc cốc nhựa có kích thước đường kính từ 5 – 7 cm. Giai đoạn trồng cây cần sử dụng chậu, thùng sơn, thùng xốp, … Có kích thước đảm bảo chứa được từ 7 – 10 kg đất trồng trở lên.

- Đất trồng: Có thể lấy đất phù sa, đất vườn, … cần bổ sung thêm phân hữu cơ. Hoặc có thể sử dụng giá thể hữu cơ cao cấp, giá thể T – Rát, giá thể Peatmoss Terraerden, … Giá thể có thể tự phối trộn theo công thức phối trộn bao gồm: Đất (đất phù sa, đất màu); xỉ than (mùn cưa, xơ dừa); phân chuồng hoai mục (phân vi sinh) được phối trộn theo tỷ lệ: 1/4 đất + 1/2 xỉ than + 1/4 phân chuồng hoai mục. Sau khi trộn đều theo tỷ lệ trên thì cần tiến hành xử lý nấm bệnh tồn tại trong giá thể bằng các dung dịch như Daconil 75 WP (1 g/l nước) hoặc dung dịch Ridomil Gold 68 WG (nồng độ 3 g/l nước) phun đều vào giá thể đã trộn (40 – 50 l/m3 giá thể).

- Dây buộc, cọc làm giàn hoặc lưới căng tạo giàn cho cây dưa lưới leo giai đoạn ra hoa đậu quả và nuôi quả.

3. Chuẩn bị giống dưa lưới

- Hiện nay dưa lưới trên thị trường có rất nhiều loại giống dưa lưới có nguồn gốc khác nhau. Nên chọn giống dưa lưới có kích thước quả vừa từ 0,8 – 1,2 kg/quả là thích hợp nhất với trồng trên sân thượng.

- Nên chọn mua giống dưa lưới tại các đơn vụ cung ứng uy tín chất lượng. Đảm bảo chất lượng giống, đúng chủng loại, có nguồn gốc rõ ràng.

Ba bước đơn giản để trồng dưa lưới trên sân thượng

4. Cách ươm cây dưa lưới trong bầu trước khi trồng

- Hạt giống sau khi mua về có thể gieo trực tiếp vào thùng xốp chứa giá thể sẵn hoặc có thể gieo ươm vào cốc, bầu ươm không cần qua xử lý hạt giống.

- Sau khi gieo cần che chắn tránh mưa nắng trực tiếp, để nơi thoáng mát và cung cấp đủ ẩm cho hạt nảy mầm và phát triển thành cây con.

- Gieo hạt giống từ 7 – 10 ngày, cây nảy mầm phát triển thành cây con có từ 3 – 4 lá thật thì có thể trồng vào thùng xốp.

Không khó để trồng dưa lưới trên sân thượng

 

5. Cách trồng và chăm sóc cây dưa lưới trên sân thượng

- Cách trồng: Cho đất đã chuẩn bị sẵn  có bón lót bổ sung (2 kg phân chuồng hoai mục + 0,1 kg super lân cho 100 kg đất) vào thùng xốp, thùng sơn, chậu sao cho cách miệng chậu từ 5 – 7 cm. Nhẹ nhành chuyển bầu cây dưa con vào trung tâm thùng xốp, rồi tiến hành lấp đất đến cổ rễ của cây. Lưu ý tốt nhất nên trồng 1 cây/chậu. Ấn đất quanh gốc cây để cố định, đảm bảo cây không bị đổ ngã, tránh lay gốc đứt rễ. Tiếp theo phủ rơm rạ trên miệng thùng xốp để tránh khi tưới bị chồi gốc, đồng thời tưới đẫm giữ ẩm cho cây.

- Làm giàn cho cây dưa lưới: Sau trồng từ 25 – 30 ngày cây phát triển được 40 – 50 cm thì tiến hành cắm cọc làm giàn cho cây. Tốt nhất sử dụng cọc tre, mỗi cây cắp 1 cọc dọc theo mỗi cây. Buộc cọc ngang để cổ định giàn nhằm nâng đỡ cây.

- Chế độ tưới nước cho cây: Trong suốt quá trình trồng cần duy trì độ ẩm thường xuyên cho cây sinh trưởng, độ ẩm duy trì từ 70 – 75%. Ngày nắng tưới ngày 2 lần sáng tốt, ngày mưa không cần tưới. Nếu gặp điều kiện mưa to cần thoát nước cho cây tránh gây úng cây.

- Chế độ bón phân cho cây: Sau khi trồng từ 5 – 7 ngày khi cây bén rễ cần tiến hành tưới thúc phân bón cho cây. Có thể sử dụng bổ sung phân hữu cơ kết hợp với phân NPK tưới cho cây. Định kỳ 10 ngày tưới 1 lần, lượng phân sử dụng: 5 – 10 gram pha với 2,5 lít nước tưới cho cây. Giai đoạn cây ra hoa đậu quả lưu ý chọn phân NPK có hàm lượng kali cao, giai đoạn mới trồng chọn phân có hàm lượng đạm cao.

- Kỹ thuật chăm sóc, cắt tỉa bấm chồi cho cây dưa lưới: Giai đoạn sau trồng cần tiến hành bấm tỉa nách chồi tại 4 – 5 nách lá đầu tiên để tạo điều kiện cho cây sinh trưởng chồi ngọn. Khi cây đạt từ 30 lá thì tiến hành cắt chồi chính để tập trung dinh dưỡng nuôi quả.

- Cách thu phấn cho cây dưa lưới: Sau trồng từ 60 – 65 ngày cây bắt đầu ra hoa đâu quả, tiến hành thụ phấn cho cây. Sử dụng hoa đực ở thân chính thụ phấn cho hoa cái. Sau thụ phấn hoa cái phát triển thành quả và tiến hành cắt tỉa quả. Mỗi cây chỉ nên để từ 1 – 2 quả. Quả phát triển bằng cái chén thì bắt đầu tỉa quả. Các quả non tỉa có thể sử dụng làm rau xanh.

Bắt mắt với giàn dưa lưới trên sân thượng

6. Thu hoạch dưa lưới đúng thời điểm

- Cây dưa lưới có thể thu hoạch sau trồng 4 tháng. Khi quả dưa lưới nổi hết vân lưới, quả chắc, cuống quả bắt đầu nhỏ và xoăn nhẹ thì quả đã già có thể thu hoạch.

- Khi thu hoạch cần cắt quả. Nếu cây để 2 quả thì lưu ý cắt quả tránh làm rảo giàn, rụng lá để cây tiếp tục phát triển nuôi quả còn lại. Trường hợp để 1 quả thì cắt quả xong tiến hành cắt gốc, nhấc gốc để cây héo xong thu dọn thân cây trên giàn chuẩn bị cho lứa dưa tiếp theo. Giá thể trồng cây nên đổ phơi và bổ sung dinh dưỡng, phân hữu cơ để tái sử dụng trồng vụ tiếp theo.

Bật bí cách trồng dưa lưới trên sân thượng từ A - Z