PHONG THỦY TẾT NGUYÊN ĐÁN TỪ A-Z: BÀY BÀN THỜ, LỄ CÚNG, VĂN KHẤN
Tết Nguyên Đán hay Âm lịch là ngày lễ hội truyền thống lâu đòi đón chào năm mới theo lịch âm khác với lịch dương mang theo bao hi vọng cho một năm và nhiều phong tục, tập quán, tục lệ ý nghĩa lâu đời. Trong đó cúng giao thừa, cúng 30 tết, cúng mùng 1, mùng 2, mùng 3 hóa vàng, ra tết... là một trong nhiều lễ cúng Tết Nguyên Đán cố truyền của người Việt.
Cùng ancu.me tìm hiểu về phong thủy ngày Tết với đầy đủ chi tiết về chuẩn bị, dọn dẹp nhà, bố trí phong thủy tới lễ cúng văn khấn ngày Tết chu đáo nhất dưới đây nhé:
Nguồn gốc lịch sử Tết nguyên đán
Tết Nguyên Đán là gì?
Tết Nguyên Đán được ghép từ chữ “Nguyên” có nghĩa là khởi đầu và chữ “Đán” là buổi sáng mai. Vị vậy Nguyên Đán chính là từ để chỉ sự khởi đầu, buổi sáng mai của đầu năm mới. Tết Nguyên Đán hay còn gọi Tết Ta, Tết Âm lịch, Tết Cổ Truyền, Tết Cả là một trong những dịp lễ cổ truyền có ý nghĩa rất quan trọng trong văn hóa của người Việt Nam cũng như một số nước Đông Nam Á.
Phong tục ngày Tết Nguyên Đán - Tết âm lịch của người Việt Nam
Ý nghĩa của Tết Nguyên Đán cổ truyền
Lễ Tết nguyên đán được xem là một lễ Tết Việt Nam quan trọng nhất trong năm với ý nghĩa nhân sinh đó là Tết Gia đình, Tết sự sum họp mọi nhà cùng nhau bỏ qua những lo toan bộn bề năm cũ và cùng nhau chào đón một năm mới với hy vọng, yêu thương.
Vì thế, trong dịp lễ Tết phong tục ngày lễ Tết Việt Nam là lúc mà anh em, bạn bè, họ hàng cùng về sum họp và tất nhiên rất trú trọng tới các nghi lễ cúng từ mâm ngũ quả tới, mâm cỗ cúng, văn khấn tết, thăm mộ, sửa sang mộ phần, dọn dẹp nhà cửa đón Tết tươm tất nhất.
Tết Nguyên Đán vào ngày nào?
Tết Âm lịch là ngày nào?
Theo phong tục tập quán thì Tết Nguyên Đán sẽ có các tục lệ ngày Tết bao gồm ngày trước, trong và sau tết.
Các ngày trước tết: Bắt đầu với lễ cúng Tết ông Công ông Táo 23 tháng Chạp (23/12 âm lịch) và chuẩn bị, làm lễ ngày trước tết, tất niên 29, 30/12 âm tùy theo lịch âm hàng năm.
Các ngày trong Tết sẽ gồm có: mùng 1, mùng 2, mùng 3 tết.
Các ngày sau, ra hay giã Tết gồm có: mùng 3, 4, 5, 6, 7, 8, 9 và 10 tết.
Lịch nghỉ Tết thông thường là 5 ngày nhưng cộng thêm các ngày nghỉ thứ 7 và chủ nhật và bố trí công việc của từng đơn vị hành chính sự nghiệp, các doanh nghiệp… thì có thể nghỉ dài hơn 9 -10 ngày thậm chí là hơn.
Dọn dẹp, bố trí phong thủy nhà ở ngày Tết chỉnh chu, chuẩn nhất
Phong thủy ngày Tết Nguyên đán
Trang trí ngày Tết theo phong thủy là một việc nên làm để có thể giúp không gian đẹp và có được vận khí phong thủy tốt, mang lại điều may mắn.
Trong phong thủy ngày Tết có rất nhiều vấn đề cần quan tâm trong việc bố trí sắp xếp nhà cửa chuẩn bị đón tết, chọn cây phong thủy đón tết, hoa ngày Tết hợp phong thủy, trang trí bàn thờ ngày tết.…
Mỗi vùng miền sẽ có những quan niệm về phong thủy ngày Tết cổ truyền khác nhau, riêng biệt nhưng cũng có những quan niệm chung. Dưới đây là một số lưu ý về phong thủy ngày Tết bạn có thể tham khảo để chuẩn bị chào năm mới may mắn nhất.
Phong thủy nhà ở ngày Tết
Ngày Tết là lúc bạn cần quan tâm tới phong thủy nhà ở đặc biệt là phong thủy phòng khách ngày Tết. Hãy xem phong thủy Tết trong nhà đã đảm bảo đúng chưa: tranh ảnh, vị trí đồ dùng sao cho hợp các quy tắc phong thủy.
Dọn dẹp nhà cửa đón Tết là việc cần phải làm giúp thay đổi diện mạo không gian sống, làm đẹp cũng như giúp vận khí trong nhà tốt hơn. Công việc dọn dẹp nhà ngày Tết có thể bắt đầu từ ngày 23 tháng Chạp khi chuẩn bị cúng ông công, ông tạo và nó không chỉ đảm bảo sạch đẹp mà nên tuân thủ theo các quy tắc về phong thủy nhà ở ngày Tết sao cho đảm bảo có được may mắn đến nhà.
Đặc biệt phòng khách ngày Tết cần phải được chăm sóc đặc biệt bởi đây là diện mạo của gia đình và về mặt phong thủy đó là trung tâm tích tụ tài lộc…
- Dọn dẹp phần cửa nhà hợp phong thủy ngày tết
Dọn dẹp nhà ngày Tết trước hết cần trú trọng phần cửa bởi đây là nơi đón vận khí tốt lành vào nhà. Nếu đang làm ăn thuận lợi thì không nên thay hay tháo dỡ… cửa chính mà chỉ nên lau chùi tại chỗ cho sạch sẽ. Nếu làm ăn bất thuận có thể thay đổi phong thủy cửa nhà khi đón Tết như sơn mới màu khác hợp mệnh, hợp năm… hay lắp thêm đèn sáng nơi cửa ra vào.
Kiểm tra xem phần trước cửa nhà xem có bị đọng nước không, nếu có hãy xử lý chỗ đọng để tránh bị kìm hãm lộc tài không sinh sôi được.
Tục lệ dọn dẹp nhà cửa đón tết
Phong thủy ngày Tết phòng khách
Nên cố gắng bố trí lại để làm tăng cảm giác ấm áp, cân bằng thông qua việc sử dụng màu sắc. Có thể sử dụng các màu sơn phong thủy ngày Tết để sơn sửa lại nhà cửa nếu đã cũ với các tông màu ấm, móng để giúp không gian thêm cảm giác tươi mới, ấm áp, may mắn. Tuy nhiên cần chú ý đến vấn đề tương sinh - tương khắc ngũ hành trong việc lựa chọn màu sắc hợp gia chủ hay các vị trí hướng trong nhà.
Thay đổi phong thủy phòng khách ngày Tết ở khu vực trung tâm như: thay thảm trải sàn, đèn chiếu sáng, rèm cửa và những đồ phong thủy ngày Tết từ các bức tranh thể hiện sức khỏe viên mãn, sum họp hay đồ pha lê, đá quý thạch anh… phong thủy hợp với tuổi mệnh sẽ kích thích vận phong thủy tốt hơn.
Phong thủy phòng ngủ ngày tết
Phòng ngủ nên tổng vệ sinh sạch sẽ, đặc biệt là phần đầu giường nên loại bỏ bụi bẩn, đồ dùng để đầu giường, tránh xê dịch vị trí. Gầm giường cần loại bỏ hoàn toàn các đồ dùng để phía dưới và làm sạch, thông thoáng.
Phong thủy ngày Tết phòng bếp
Đối với các không gian bếp có thể dọn dẹp và làm sạch giúp không gian có được vận khí lưu thông tốt, mang lại điềm lành.
- Xem phong thủy ngày Tết có phạm vị trí hung sát
Về phong thủy thì vị trí hung sát của mỗi năm sẽ khác nhau nên khi dọn nhà ngày Tết theo phong thủy hãy thận trọng và tránh động động khi không xem xét kỹ kẻo phạm và vị trí hung sát đã thay đổi mà bạn không biết.
Hãy để ý nếu ngày 23/12 âm lịch mà vận nhà vẫn thuận lợi thì cách bố trí nhà cửa của bạn đang hợp phong thủy nên không cần phải bài trí nhà cửa lại, có thể làm sạch và giữ nguyên vị trí đồ vật trong nhà như cũ. Đồng thời khi dọn dẹp nhà cửa không được quên lau dọn sạch cửa sổ, tránh để cây cối che mất cửa sổ bởi đây được xem là đôi mắt của ngôi nhà, lấy khí tốt và xua đuổi điều không may.
Đặc biệt, ngày Tết nên cố gắng chọn cây phong thủy ngày Tết để trồng, hay cắm hoa ngày Tết hay thay bể cá cảnh hợp phong thủy để giúp nhà đẹp và mang ý nghĩa sinh sôi, nảy nở đón lộc vào nhà.
Cây phong thủy ngày Tết cho nhà thêm đẹp và may mắn
Phong thủy cây cảnh ngày Tết
Cây cảnh, hoa giúp không gian đẹp hơn và hợp phong thủy. Đặc biệt ngày mới khi trang trí nhà ở ngày Tết sẽ cần biết cách chọn hoa phong thủy ngày tết, cây cảnh phong thủy sao cho hợp với mệnh, tuổi, nhà cửa và mang ý nghĩa may mắn, tài lộc, sức khỏe cho ngày tết.
Một số loại cây, hoa trang trí ngày Tết phong thủy dưới đây thường được khuyên lựa chọn và tùy theo tuổi mệnh, phong cách và sở thích của gia chủ mà chọn từng loại cây phù hợp.
- Bách Thủy Tiên: may mắn, thịnh vượng.
- Cây Trầu Bà đế vương đỏ: uy quyền và phong thái đế vương
- Dứa Cảnh Nến: ý nghĩa may mắn, tài lộc năm mới với hình bông hoa hình giống ngọn nến, màu đỏ của lửa may mắn.
- Cau Tiểu Trâm: vượng khí, mang lại may mắn tài lộc.
- Cây Thanh Tâm: ý nghĩa mang lại sự bình yên, an lành.
- Môn Tay Phật: cầu bình an, sức khỏe
- Cây Ngọc Bích: là cây thuộc hành Kim mang ý nghĩa sức khỏe và sự may mắn thích hợp đặt chúng ở Tây hoặc Tây Bắc, quầy thu ngân, máy đếm tiền... hoặc cửa ra vào.
- Cây Phú Quý: sự giàu sang, phú quý, tài lộc năm mới.
- Cây Kim Tiền: nhiều tài lộc và may mắn
Phong thủy ngày đón Tết
Phong thủy ngày đón Tết sẽ không thể thiếu cây nêu trước cửa và cành, cây hoa đào hoặc mai có tác dụng trừ tà và cầu may mắn.
Bên cạnh trang trí nhà cửa đón Tết đẹp hợp phong thủy cũng cần lưu ý thực hiện các phong tục ngày Tết sao cho đầy đủ. Tết Nguyên Đán có các hoạt động ngày Tết là lễ hội trong đó bao gồm phần lễ và phần hội.
Phần lễ là việc cúng tết, thực hiện các nghi lễ ngày tết. Phần hội là phần vui chơi ngày Tết với nhiều trò chơi dân gian, truyền thống mang ý nghĩa cầu may.
Về phong tục ngày Tết cổ truyền sẽ có các phong tục cơ bản:
- Phong tục chuẩn bị mâm ngũ quả cúng tết, làm bánh chưng bánh dày...
- Lễ cúng tất niên (cúng hết năm): cúng 30 Tết tại mộ phần ngoài trời, cúng ngày 30 Tết ở nhà
- Lễ cúng giao thừa (cúng trừ tịch)
- Lễ cúng tết: cúng Tết mùng 1, mùng 3, mùng 3 tết
- Phong tục xông đất, chúc Tết đầu năm
- Phong tục lì xì
Ở từng địa phương thì phong tục cúng Tết cơ bản giống nhau nhưng sẽ khác nhau về phong tục tổ chức hội Tết với các trò chơi khác nhau.
Mỗi phong tục đều có những quy tắc, lễ cúng và chuẩn bị riêng biệt, thực hiện vào các thời điểm khác nhau, mang ý nghĩa riêng biệt. Tuy nhiên, tất cả đều hy vọng mang lại những điều tốt lành nhất trong năm mới.
Phong thủy nhà cửa ngày đón tết
Những kiêng kỵ trong ngày Tết
Ông bà có câu: “Có thờ có thiêng, có kiêng có lành” vì vậy trong ngày Tết đón năm mới thiêng liêng việc đảm bảo thực hiện các điều kiêng kỵ ngày Tết Nguyên Đán, thậm chí là kiêng kỵ trước, trong và sau Tết là vấn đề nhiều người quan tâm và mong sao có được những chuẩn bị tốt nhất, phong thủy ngày Tết tốt lành, đảm bảo những ngày đầu năm mới suôn sẻ với hy vọng cả năm sẽ thuận lợi, tránh điều đen đủi.
Bạn có thể thấy có rất nhiều các kiêng kỵ Tết và được liệt kê tới 15, 30 điều kiêng kỵ trong dịp Tết và có thể hơn nữa phụ thuộc vào quan niệm ở tường địa phương.
Dưới đây là những điều kiêng kỵ ngày Tết cổ truyền quan trọng nên tránh trong các ngày 30 tết, mùng một, mùng hai, mùng ba và nhiều nơi là kiêng kỵ khi ra Tết 4, 5, 6, 7 tới 10 Tết nhưng thường đặc biệt đó là kiêng kỵ ngày mùng một Tết gia chủ và các thành viên cần phải ghi nhớ để thực hiện trong nhà cũng như ra đường, đi chúc tết.
Những kiêng kỵ ngày Tết nên tránh để năm mới suôn sẻ may mắn
- Kiêng kỵ ngày mùng 1 tết:
- Không quét nhà, đổ rác bởi nếu làm như vậy sẽ đổ mất lộc trong nhà đi, nên chỉ qua ngày mùng 1 Tết mới được dọn dẹp nhà và đổ rác ra ngoài đường.
- Kiêng kỵ không phát tang vào ngày mùng 1 Tết nếu chẳng may có người mất mùng một mà ít nhất sẽ để sang ngày mùng 2 Tết mới được phát tang.
- Kiêng kỵ ngày mùng 1 Tết mở tủ đặc biệt là tủ đựng tiền. Nên chuẩn bị sẵn tiền để bên ngoài và quần áo chuẩn bị sẵn để tránh mở tủ thất thoát tiền bạc cả năm.
- Kiêng kỵ khi đi chúc tết:
- Nên tránh chúc Tết hay đánh thức người đang nằm ngủ.
- Nhà nào đang có tang chưa giỗ đầu thì không được đi chúc tết.
- Tránh đi chúc Tết mùng Một: Với nhiều người tin vào phong thủy ngày Tết cần chọn tuổi xông đất. Vì vậy, thường tránh đi chúc Tết sáng mùng 1 vì lo gia chủ chưa có người hợp tuổi xông đất, mình để ảnh hưởng tới gia đình người được chúc tết. Do đó trong ngày mùng Một thường chỉ thăm họ hàng, thân thiết nội tộc.
- Kiêng tắm rửa, gội đầu trong ngày đầu năm mới
- Không được cho lửa: Lửa hồng tượng trưng cho may mắn vì thế ngày đầu năm mới nếu ai xin lửa mà cho thì coi như đã cho đi may mắn của mình.
- Không được cho nước đầu năm: Nước được xem như hình ảnh của sự sinh sôi, mát lành, may mắn, tiền vào như nước nên đầu năm mới cho nước có nghĩa là cho đi tiền bạc, khởi nguồn của điều tốt lành.
- Tránh không được làm đổ vỡ đồ đạc: ấm chén, gương, cốc… dễ cho rằng đó là điềm báo không may.
- Kiêng kỵ ngày Tết cần tránh tranh cãi, bất hòa
- Mặc đồ phong thủy ngày Tết tránh màu đen, trắng: Theo ý nghĩa màu đen và trắng là màu tang tóc nên thường không nên chọn mặc mà sẽ mặc quần áo có màu đỏ may mắn, vàng tiền bạc, hay hồng, xanh vui vẻ.
- Tránh vay mượn, trả nợ đầu năm: người đi vay, trả nợ khó thoát khỏi cảnh lo tài chính.
- Kiêng kỵ ngày mùng 5 Tết không xuất hành bởi đây là ngày nguyệt kỵ nên làm gì cũng thất bại
- Kiêng không để khăn tang 3 ngày tết: Nếu chẳng may nhà nào có tang mới thì trong 3 ngày Tết sẽ cất khăn tang đi.
- Không được nói những điều không may mắn.
- Kiêng kỵ ngày Tết không được treo tranh mang tính chất rui rủi, nên treo tranh có ý nghĩa may mắn.
- Kiêng kỵ các món ăn ngày Tết mang ý nghĩa rui rủi: thịt mèo, vịt, cá mè, thịt chó, tôm (đi giật lùi),trứng vịt lộn, không ăn đuôi cá...
- Kiêng ngày Tết không được đóng cửa
- Kiêng kỵ ngày Tết không được ngủ dậy muộn
- Tránh dùng các vật sắc nhọn chĩa vào nhà
- Kiêng kỵ ngày Tết không được ăn dở, bỏ thừa
- Ngày Tết kiêng việc trượt chân, vấp ngã nên đi đứng cẩn thận để tránh gặp xui cả năm.
- Kiêng kỵ ngày Tết nên tránh là ngồi hoặc đứng trước cửa, vỗ vai, quàng vai người khác.
- Kiêng kỵ ba ngày Tết không được để thùng đựng gạo, tủ để thực phẩm trống
- Kiêng tặng quà ngày tết: Tặng quà ngày Tết thường diễn ra trước Tết (trước giao thừa),trong những ngày Tết thường chỉ tặng bao lì xì may mắn mà thôi. Đặc biệt những món đồ ngày Tết tuyệt đối nên tránh tặng trong ngày Tết đó là: mèo, cá mực, cà phê, hạt tiêu, đồng hồ, dao - kéo.
Chọn quà Tết theo phong thủy và ý nghĩa theo tuổi, mệnh
Quà Tết ý nghĩa theo phong thủy mệnh, tuổi
Tặng quà Tết là một trong những phong tục ngày Tết được thực hiện trước Tết với ý nghĩa tri ân, thể hiện sự quan tâm tới người thân bạn bè… Việc chọn quà Tết rất quan trọng bởi nó không không chỉ phù hợp với người nhận là sếp, bố mẹ, ông bà, họ hàng... mà cần mang ý nghĩa về phong thủy hợp mệnh, hợp tuổi giúp thể hiện sự quan tâm và cầu mong điều tốt lành.
Cách chọn giỏ quà Tết phong thủy ý nghĩa cho gia đình bố mẹ, ông bà, khách hàng, nhân viên, thầy cô, sếp, quà Tết về nhà chồng như thế nào? Xem những gợi ý dưới đây giúp chọn quà Tết ý nghĩa truyền thống và hợp với người nhận:
Hãy tìm hiểu rõ về tuổi của người nhận quà: Khi tìm hiểu được tuổi của người nhận quà việc chọn quà hợp phong thủy sẽ giúp cho người nhận cảm thấy vui vẻ, may mắn, thích thú với món quà đó. Có rất nhiều món quà Tết phong thủy là đồ phong thủy mang lại tài lộc theo từng tuổi. Vì thế, biết tuổi là bước đầu tiên giúp bạn có được gợi ý phù hợp nếu muốn chọn quà Tết ý nghĩa và hợp phong thủy.
Những món quà Tết theo phong thủy tuổi người nhận: Quà Tết đồ phong thủy 12 con giáp theo tuổi từng người hay biểu trưng cho năm mới cũng là ý tưởng giúp người được tặng bài trí vật phẩm phong thủy ngày Tết trong nhà thêm ý nghĩa và chuẩn phong thủy.
Chọn quà Tết theo mệnh phong thủy: Khi biết tuổi của người nhận quà hoàn toàn có thể biết được mệnh và chọn quà hợp với mệnh phong thủy của người đó.
Hiện nay, những món quà Tết phong thủy có rất nhiều và mỗi loại sẽ có màu sắc, thích hợp, đồ vật, con vật thích hợp với cung tuổi của người nhận. Do đó những món quà Tết theo phong thủy tặng cho mọi người thích hợp và thể hiện mong muốn cầu sức khỏe, bình an, tài lộc đến với người nhận như: Đá phong thủy, cóc phong thủy, tỳ hưu, tranh phong thủy, hoa phong thủy ngày tết...
Quà tết phong thủy món quà tài lộc ý nghĩa
Cách sắm lễ cúng Tết, bày bàn thờ ngày Tết
Lễ cúng Tết rất quan trọng và cần phải được chuẩn bị chu đáo, đầy đủ nhất. Vì vậy gia chủ sẽ cần biết cách bày bàn thờ ngày Tết cúng như sắm lễ cúng đầy đủ.
Cách bày bàn thờ ngày ngày Tết
Dọn dẹp và bày bàn thờ đón Tết đúng phong thủy, phong tục là điều gia chủ nên quan tâm để có Tết sum vầy như ý, năm mới trọn vẹn.
Dọn dẹp bàn thờ ngày Tết
Trước khi bày biện bàn thờ ngày ngày Tết thì gia chủ cần dọn bàn thờ gia tiên, ông công ông táo… sạch sẽ, gọn gàng để đón năm mới. Khi dọn bàn thờ nên sử dụng khăn ướt để lau và cố gắng làm nhẹ nhàng, tránh đổ vỡ, xê dịch vị trí đặt đồ thờ, đặc biệt là bát hương bàn thờ không được dịch chuyển làm lệch hướng đã đặt.
Bày trang trí bàn thờ ngày Tết
Bàn thờ ngày Tết gồm những gì?
- Bàn thờ mỗi gia đình sẽ có những đồ thờ nhất định trong đó có bát hương là tất yếu… Bát hương cần được đặt chính giữa bàn thờ và quay ra phía ngoài. Nếu nhà có 3 bát hương thì 3 bát hương cần phải đặt theo tam tài mới đúng.
- Đồ trang trí bàn thờ ngày Tết cúng như ngày thường sẽ thường có: 2 cây đèn dầu hoặc nến thơm tượng trưng cho mặt trăng và mặt trời.
- Lọ đựng bát hương bên trái, lọ đựng cây vàng bạc bên phải nhưng không nên để lộ mà nên cố gắng khuất 2 lọ đi.
- Đồ thờ cúng: 3 chén rượu, 3 chén nước và hương (nên chọn hương vòng ngày Tết để bàn thờ liên tục khói hương.
- Hoa ngày Tết cắm bàn thờ: nên sử dụng hoa đào, mai, cúc… Lưu ý việc chọn hoa chưng bàn thờ ngày Tết nên tránh sử dụng hoa ly với ý nghĩa chia ly không tốt.
- Hai cây mía 2 bên trái phải bàn thờ
- Bày mâm ngũ quả ngày tết: chọn loại quả nào sẽ theo phong tục quan niệm của miền Bắc, miền Trung và miền Nam khác nhau. nhưng sẽ cần chọn loại quả tươi ngon, sạch.
Ngoài ra, gia chủ có thể sắm thêm một số món đồ cúng bày bàn thờ Tết như: bánh kẹo, rượu, thuốc lá…
Nhìn chung việc bày bàn thờ gia tiên, thần tài, phật, thổ công ngày Tết như thế nào sẽ tùy theo điều kiện và phong tục địa phương, phong tục bàn thờ ngày Tết miền Bắc, Trung Nam để bày thêm các món đồ, sản vật nơi đó.
Dọn dẹp và bày bàn thờ ngày Tết chuẩn phong tục
Cách sắm lễ cúng ngày Tết
Trong thời gian Tết có rất nhiều lễ cúng Tết cần thực hiện như:
- Lễ cúng tất niên, cúng thần linh 30 Tết ngoài trời, lễ cúng 30 Tết gia tiên,, cúng 30 Tết ngoài mộ.
- Lễ cúng giao thừa (cúng trừ tịch)
- Lễ cúng văn khấn mùng 1 tết
- Lễ cúng mùng 2 tết
- Lễ cúng mùng 3 tết, hóa vàng…
Mâm cỗ ngày Tết và các bài văn khấn Tất niên, Giao thừa, Mùng 1 Tết, Hóa vàng chuẩn nhất
Mâm lễ cúng Tết sẽ được chuẩn bị theo phong tục ngày Tết vùng miền. Mỗi loại lễ cúng trước tết, cúng Tết và cúng ra sau Tết sẽ có những điều chung và điểm khác biệt. Vì thể tùy từng loại lễ cúng mà sẽ chuẩn bị mâm cúng tết, sắm lễ cúng Tết sao cho đầy đủ, đúng phong tục ngày tết. Nhưng một mâm cúng ngày Tết sẽ không thể thiếu được các đồ sau:
Trong mâm cơm cúng Tết bắt buộc phải có đĩa gà luộc. Nếu là mâm lễ cúng 30 Tết và mùng 1 thì phải là gà nguyên con, gà trống mới lớn.
- Xôi cũng không thể thiếu, xôi trắng hoặc xôi gấc càng tốt.
- Bánh chưng, bánh tét không thể bỏ qua.
- Thêm một món xào và một món canh.
Phụ thuộc vào điều kiện chuẩn bị của gia đình để sắm lễ nhưng cơ bản sẽ không thể thiếu được các món trên. Dưới đây là một số gợi ý chuẩn bị, soạn, sắp xếp mâm cỗ cúng ngày Tết nên tham khảo để chuẩn bị cho đúng cho đủ đầy với từng ngày cúng.
Sắm mân cỗ cúng ngày Tết chuẩn tục lệ, trọn lễ nghi
Mâm cỗ cúng ngày 30 và 3 ngày Tết
- Cỗ cúng tất niên, 3 ngày Tết mùng một, hai, ba sẽ gồm có lễ chay và lễ mặn cho bàn thờ Gia tiên và Thần linh (Thổ công, thổ địa, thần tài).
- Một mâm lễ chay cho bàn thờ Phật nếu như gia đình có thờ Phật.
- Ngoài ra còn phải có các đồ lễ cúng ngày 30 Tết như sau: Hương nến (hoặc đèn dầu) nước, hoa, (hoa mai, hoa đào),mâm ngũ quả (có cho cả bàn thờ Phật, bàn thờ Thần linh và Gia tiên),trái cây, kẹo bánh ngọt, oản phẩm, trầu cau, tiền thật, rượu cúng tất niên, có bánh chưng và các bánh Tết khác nếu có, nếu có hoa Đào hoặc hoa Mai thì tốt.
Đối với mâm cơm lễ cúng 30 Tết sẽ cần được chuẩn bị chu đáo, đồ ăn tươi, tránh bị hỏng.
Lưu ý nhiều người thắc mắc cúng 30 Tết xong có hoá vàng không? Khi cúng 30 Tết xong thì gia chủ thụ lộc phần lễ mặn còn tất cả bánh kẹo, mâm ngũ quả giữa lại đến khi hết làm lễ hóa vàng và được thắp hương liên tục trong vòng 3 ngày Tết.
Cỗ cúng 30, giao thừa (đêm 30 tết) và mùng 1, mùng 2, mùng 3 Tết về cơ bản là giống nhau nhưng khác nhau về các món trong mâm lễ cúng Tết ba miền Bắc Trung Nam. Hoặc các ngày mùng 2, 3 mâm lễ cúng Tết có thể được chuẩn bị đơn giản hơn, bỏ bớt một số món như gà nguyên con thay bằng đĩa.
Mâm cỗ cúng Tất niên ngày 30 và 3 ngày Tết ở miền Bắc
Bàn thờ ngày Tết miền Bắc sẽ được chuẩn bị mâm cỗ cúng lễ cổ truyền tính theo bát đĩa: 4, 6, 8. Cỗ bình thường thì 4 bát, 4 đĩa, cỗ lớn thì 6 hoặc 8 bát và địa.
Cỗ bát bao gồm:
- Mâm cỗ Tết miền Bắc tính bằng bát gồm có: Bát móng giò hầm măng lưỡi lợn, bát bóng nấu thập cẩm, bát miến nấu lòng gà, bát mọc.
- Mâm cỗ Tết miền Bắc tính bằng đĩa gồm: Xôi/bánh chưng, đĩa thịt gà luộc, đĩa thịt đông, đĩa giò lụa, đĩa giò xào, thêm đĩa nộm và đĩa dưa hành muối.
Mâm cỗ cúng Tất niên 30 Tết và 3 ngày Tết ở miền Trung
Chuẩn bị và bày mâm cỗ cúng ông bà miền Trung sẽ gồm có nhiều món ăn: Bánh chưng, bánh tét, dưa món, giò lụa, thịt đông, gà, thịt heo, canh măng, miến, cá, chả nem… Nhìn chung với người miền Trung sẽ có gì dâng món đấy như tỏ lòng thành kính và biết ơn. Mâm cỗ cúng Tết càng nhiều món, thịnh soạn thì chứng tỏ gia đình càng có vị thế và năm sau cũng no ấm đủ đầy.
Mâm cỗ cúng Tất niên ngày 30 và 3 ngày Tết ở miền Nam
Ở miền Nam các món ăn làm mâm cỗ cúng Tết có phần đặc trưng theo phong ẩm thực và đặc trưng khí hậu. Không có không khí lạnh như miền Bắc, miền Trung nên ở miền Nam cổ thường các món nguội tránh ô thịu và thường các các món ăn như:
- Bánh tét kèm với đĩa củ cải ngâm nước mắm
- Canh măng nấu (dùng măng tươi thay cho măng khô),ccCanh khổ qua nhồi thịt
- Thịt kho tàu (thịt heo, trứng với nước dừa);
- Đĩa thịt heo luộc, đĩa gỏi tôm thịt, đĩa chả nem, đĩa chả giò, đĩa dưa giá, củ kiệu.
Đây là cách sắm lễ cúng, bàn thờ ngày Tết miền Bắc, miền Trung và miền Nam cần chuẩn bị gì cho ngày Tết vẹn toàn, đủ đầy nhất.
Văn cúng Tết Nguyên Đán cổ truyền đầy đủ, đúng chuẩn
Các bài văn khấn ngày Tết cổ truyền
Ngày Tết có rất nhiều nghi lễ cúng và kèm với đó là các bài khấn và văn cúng lễ Tết trong từng nghi lễ như: văn khấn tất niên ngày 30 Tết tại bàn thờ gia tiên, bàn thờ phật, văn khấn 30 Tết ngoài mộ, ngoài trời, cùng thần tài, cúng giao thừa, văn khấn sáng ngày mùng 1 tết, văn khấn mùng 2 tết, văn khấn mùng 3 Tết và nhiều địa phương có các bài văn khấn sau tết, ra Tết mùng 4, 5, 6, 7 tết….
Dưới đây là một số bài văn khấn, bài cúng Tết Nguyên Đán bạn có thể tham khảo để thực hiện các nghi lễ đúng chuẩn, mang lại bình an và điều tốt lành cho gia chủ.
Văn khấn ngày 30 Tết
Văn khấn ngày 30 Tết có các lễ đó là lễ cúng tất niên tại nhà và lễ cúng tạ mộ ngoài trời hay còn gọi tạ mộ mời ông bà, tổ tiên về ăn Tết và cúng khi đã đón rước ông vải về nhà, cúng giao thừa đêm 30 tết.
Văn cúng tạ mộ Tết - Lễ Chạp
Đây là nghi lễ thường được làm vào ngày 29, 30 tết, ngày cuối cùng của năm cũ. Có nơi là ngày 23 Tết hoặc 25 Tết, bắt đầu từ ngày 23 tháng Chạp. Con cháu trong gia đình cùng nhau ra mộ phần dọn dẹp sạch lẽ, sắm lễ thắp hương, đọc văn khấn ngày 30 Tết ngoài mộ phần mời ông bà tổ tiên về ăn tết, sum vầy với con cháu.
Đồ lễ có thể để ở nhà hoặc mang ra ngoài mộ. Nếu để ở nhà thì khi cúng ở mộ xong về nhà sẽ lên hương đền và cúng lễ ngày 30 Tết tại gia.
Đối với con cháu ở xa, không có điều kiện về quê, ra mộ phần có thể làm lễ rước gia tiên tại nhà, bày lễ vật, hương hoa, thắp hương khấn vái vào giờ ngọ ( từ 11 - 3 giờ chiều) ngày 30 Tết, vái lạy mời tổ tiên về ăn Tết với gia đình.
"Nam mô a di đà phật (3 lần và lạy 3 lần)
– Con lạy chín phương Trời, mười phương Chư Phật, Chư Phật mười phương.
– Con kính lạy ngài Kim Niên Đương cai Thái Tuế Chí đức Tôn thần, Kim niên hành binh, Công tào Phán quan.
– Con kính lạy ngài Bản cảnh Thành Hoàng Chư vị Đại Vương.
– Con kính lạy Ngài Bản xứ Thần linh Thổ địa Tôn thần.
– Con kính lạy các ngài Ngũ phương, Ngũ thổ Long Mạch Tôn thần, các ngài Tiền Chu tước, Hậu Huyền vũ, Tả Thanh Long, Hữu Bạch Hổ cùng liệt vị Tôn Thần cai quản trong xứ này.
– Con kính lạy hương linh:…………………..
Hôm nay là ngày …… tháng Chạp, năm cũ sắp qua, năm mới sắp đến.
Tín chủ (chúng) con là: …..Ngụ tại: …..
Chúng con sắm sanh phẩm vật, hương hoa nước quả,kim ngân bạc vàng, trình cáo Tôn thần, kính rước vong linh bản gia tiên tổ chúng con là :………. có phần mộ táng tại ……………… về với gia đình đón mừng năm mới, để cho cháu con được phụng sự trong tiết xuân thiện, báo đáp ân thâm, tỏ lòng hiếu kính. Cúi xin Tôn thần, Phủ thùy doãn hứa.
Âm dương cách trở,
Chén nước nén hương,
Thành tâm kính lễ,
Cúi xin chứng giám,
Phù hộ độ trì,
Nam mô a di đà phật 3 lần và lạy 3 lần."
Sau khi thắp hương, bái lạy, người trong gia đình đốt vàng mã, thắp thêm vài nén hương ở các mộ kế bên, là những người làm bạn với ông bà ở thế giới bên kia.
Bài văn khấn lễ Tất niên 30 Tết tại gia
Bài cúng Tết niên có thể diện ra vào chiều hoặc tối 30 Tết trước lễ cúng giao thừa (cúng Trừ Tịch). Sau khi chuẩn bị mâm lễ, cơm cúng tất niên, sớ cúng Tết gia chủ cần sắp xếp gọn gàng, chu đáo vào bắt đầu làm lễ cúng.
"Nam Mô A Di Đà Phật! (3 lần)
- Con kính lạy chín phương trời, mười phương chư Phật, chư Phật mười phương.
- Con kính lạy Hoàng thiên, Hậu Thổ, chư vị Tôn thần.
- Con kính lạy ngài Kim niên Đương cai Thái Tuế chí đức tôn thần.
- Con kính lạy các ngài Bản cảnh Thành hoàng chư vị Đại Vương.
- Con kính lạy ngài Bản xứ Thần linh Thổ địa tôn thần.
- Con kính lạy các ngài Ngũ phương, Ngũ Thổ, Long mạch, Tài thần, Bản gia Táo quân, cùng tất cả các vị thần linh cai quản trong xứ này.
- Con kính lạy chư gia Cao Tằng Tổ Khảo, Cao Tằng Tổ Tỷ, Tiên linh nội ngoại họ .................
Hôm nay là ngày ... tháng Chạp năm ....
Tín chủ (chúng) con là: ...........................................
Ngụ tại: …………………….......................... ..................................................
Trước án kính cẩn thưa trình: Đông tàn sắp hết, năm kiệt tháng cùng, xuân tiết gần kề, minh niên sắp tới.
Chúng con cùng toàn thể gia quyến sắm sanh phẩm vật hương hoa, cơm canh thịnh soạn, sửa lễ tất niên, dâng cúng Thiên Địa tôn thần, phụng hiến Tổ tiên, truy niệm chư linh.
Theo như thường lệ tuế trừ cáo tế, cúi xin chư vị tôn thần, liệt vị gia tiên, bản xứ tiền hậu chư vị hương linh giáng lâm án toạ, phủ thùy chứng giám, thụ hưởng lễ vật, phù hộ toàn gia lớn bé trẻ già bình an thịnh vượng, bách sự như ý, vạn sự tốt lành, luôn luôn mạnh khoẻ, gia đình hoà thuận.
Thành tâm bái thỉnh, cúi xin chư vị tôn thần và gia tiên nội ngoại chứng giám phù hộ độ trì.
Nam Mô A-di-đà Phật (3 lần, 3 lạy)."
Văn cúng giao thừa Trừ Tịch
Văn khấn giao thừa 30 Tết
Phong tục ngày Tết cổ truyền thường có lễ cúng giao thừa hay còn gọi lễ trừ tịch không thể bỏ qua với ý nghĩa bỏ đi những điều không may mắn và được cúng ở thần linh ngoài trời và trong nhà.
Gia chủ chuẩn bị mâm cỗ cúng giao thừa đêm 30 hàng năm bày ở ngoài sân để cách tỏ lòng thành kính, lễ tạ trời đất trước giai đoạn chuyển giao thời khắc năm cũ sang năm mới. Trong nhà gia chủ thắp nhang hương, ở ngoài trời gia chủ đặt mâm lễ và bắt đầu cúng:
"Nam mô A Di Đà Phật (3 lần)
Kính lạy:
Đức Đương lai hạ sinh Di Lặc Tôn Phật
Hoàng Thiên, Hậu Thổ, chư vị Tôn thần.
Ngài Cựu niên đương cai Lỗ Vương Hành khiển, Ngũ Nhạc chi thần, Cựu Tào phán quan năm Đinh Dậu.
Ngài Tân niên Thiên quan Việt Vương Hành khiển, Thiên Bá chi thần, Thành Tào phán quan.
Các Ngài Ngũ phương, Ngũ Thổ, Long Mạch, Táo quân, chư vị Tôn thần.
Nay là phút Giao thừa năm Đinh Dậu và năm Mậu Tuất.
Chúng con là:.......
Ngụ tại:................
Phút thiêng liêng Giao thừa vừa tới, năm Đinh Dậu cũ qua đi, đón năm mới Mậu Tuất, tam dương khai thái, vạn tượng canh tân. Nay ngài Thái Tuế tôn thần, trên vâng lệnh Thượng đế giám sát vạn dân, dưới bảo hộ sinh linh, tảo trừ yêu nghiệt. Quan cũ về triều để khuyết, lưu phúc, lưu ân. Quan mới xuống thay, thể đức hiếu sinh, ban tài tiếp lộc. Nhân buổi tân Xuân, tín chủ chúng con thành tâm, sửa biện hương hoa phẩm vật, nghi lễ cung trần, dâng lên trước án. Cúng dâng Phật Thánh, dâng hiến Tôn thần, đốt nén tâm hương, dốc lòng bái thỉnh.
Chúng con kính mời: Ngài Cựu niên đương cai, Ngài Tân niên đương cai Thái Tuế chí đức Tôn thần, Ngài Bản cảnh Thành hoàng Chư vị Đại Vương, Ngài bản xứ thần linh Thổ địa, Phúc đức chính thần, các ngài Ngũ phương, Ngũ thổ, Long mạch, Tài thần, các bản gia Táo quân và chư vị thần linh cai quản ở trong xứ này. Cúi xin giáng lâm trước án thụ hưởng lễ vật.
Nguyện cho tín chủ: Minh niên khang thái, trú dạ cát tường. Thời thời được chữ bình an, gia đạo hưng long, thịnh vượng.
Giải tấm lòng thành, cúi xin chứng giám.
Cẩn cáo."
Trong các bài văn khấn Giao thừa khi dâng hương ngoài trời đều khấn danh vị của các vị quan hành khiển cùng các vị phán quan nói trên, năm nào thì khấn danh vị của danh vị của quan hành khiển năm ấy.
Vương hiệu vị Hành khiển và Phán quan năm Mậu Tuất 2018 là Việt Vương Hành khiển, Thiên Bá hành binh chi thần, Thành Tào phán quan.
Sau khi cúng Giao thừa xong, các gia chủ khấn Thổ Công, tức là vị thần cai quản trong nhà (thường bàn thờ tổ tiên ở giữa, bàn thờ Thổ Công ở bên trái) để xin phép cho tổ tiên về ăn Tết.
Văn khấn mùng 1 tết, 2 và 3 tết
Văn khấn năm mới sáng mùng 1 Tết bao gồm bài cúng thần linh và gia tiên rất quan trọng trong buổi sáng đầu tiên của năm mới. Vì vậy, nghi lễ cúng khấn đầu năm mùng 1, mùng 2, mùng 3 Tết thì ngày mùng một là quan trọng nhất cần chuẩn bị kỹ lưỡng nhất.
Văn khấn cúng lễ mồng 1 và 3 ngày Tết cổ truyền
Bài văn khấn, văn cúng ông bà gia tiên ba ngày Tết Nguyên Đán
"Kính cáo chư vị chư gia Cao tằng Tổ khảo, Cao tằng Tổ tỷ, cùng chư vị tiền nhân họ.........(ghi họ chủ nhà).
Chúng con là:......................................................Hiện nay ở tại......................................................Cùng toàn gia kính bái.
Kính cẩn thưa rằng:
Đất trời có vận luật, Nhật Nguyệt phải đổi thay.
Mồng một (Hoặc các ngày 2,3..) hôm nay.
Xuân sắc tràn đầy, "Vạn tượng canh tân"*, "Tam dương khai thái"*, Toàn gia phấn khởi, Thụ lộc tổ tông, "Hải đức sơn công"*, "Vĩnh miên thế trạch"*, "Quang tiền thùy hậu"*, Vạn đại trường Xuân, Mưa móc thấm nhuần, Mừng Tết Nguyên đán, Cháu con ghi nhớ, Công đức Tổ Tiên, Kính cẩn dâng lên, Chi nghi cụ soạn.
(Kể các thứ cúng)............................................
Cúi xin chứng giám.
Lễ bạc lòng thành.
Thỉnh cáo Tiên linh.
Cùng vui hâm hưởng.
Tôn linh tại thượng, Phù hộ độ trì, Năm mới mọi bề, An khang thịnh vượng.
Cẩn cáo."
Văn khấn ba ngày Tết thần linh, Phật
Nếu gia đình có bàn thờ Phật tại gia, thờ thần linh như thần tài, thổ địa, quan… thì có thể làm lễ cúng thần linh trong nhà như sau:
"Nam mô a di Đà Phật! ( 3 lần)
- Con lạy chín phương trời, mười phương Chư Phật, Chư Phật mười phương.
- Con kính lạy Đức Đương lai hạ sanh Di Lặc Tôn Phật.
- Con kính lạy Phật trời, Hoàng Thiên Hậu Thổ.
- Con kính lạy Chư vị Tôn thần.
Tín chủ (chúng con) là: …………………………………………………………………
Ngụ tại: …………………………………………………………………………………..
Hôm nay là ngày mồng 1 ( ngày mùng 2, mồng 3) tháng giêng năm ........, nhằm ngày tết
Nguyên đán đầu xuân, giải trừ gió đông lạnh lẽo, hung nghiệt tiêu tan, đón mừng Nguyên đán xuân thiên, mưa móc thấm nhuần, muôn vật tưng bừng đổi mới.
Nhân ngày năm mới, tín chủ con sắm sửa hương hoa, cơm canh lễ vật bày ra trước án, dâng cúng Thiên thần. Cúi xin đức Tôn thần, giáng lâm trước án, chứng giám lòng thành, thụ hưởng lễ vật. Nguyện cho gia chủ chúng con mọi người sức khỏe dồi dào, an khang thịnh vượng. Mong ơn đương cảnh Thành Hoàng, đội đức Tôn thần bản xứ phù hộ độ trì cho gia chủ năm tới tấn tài tấn lộc, gặp nhiều may mắn, tai qua nạn khỏi. Đầu năm chí giữa, nửa năm chí cuối, sự nghiệp hanh thông, sở cầu như ý, sở nguyện tòng tâm.
Chúng con lễ bạc tâm thành, trước án kính lễ, cúi xin chứng giám, phù hộ độ trì.
Nam mô a di Đà Phật! (3 lần)"
Ngoài ra còn có nhiều bài văn khấn mùng một, mùng hai, mùng ba Tết tại chùa, khấn lễ phật Tết đầu năm cũng cần lưu ý khấn cho đủ, chuẩn.
Cúng hóa vàng hết Tết chuẩn
Lễ cúng hóa vàng, ra Tết và văn khấn
Cúng hóa vàng Tết hay còn gọi là cúng Tết nhà mùng 3, cúng giã tết, cúng sau tết, cúng cất tết. Thường mùng ba Tết sẽ là ngày cúng hóa vàng, đưa ông vải nhưng một số nơi ngày ra Tết có thể là ngày mùng 4, 5, 6, 7 thậm chí là mùng 10 tháng Giêng.
Lễ cúng hết Tết hay cúng mùng 3 Tết lúc mấy giờ, văn khấn hóa vàng Tết nguyên đán ra sao? Mời các bạn cũng tham khảo các phong tục, tục lệ cúng hóa vàng ra Tết dưới đây:
Lễ cúng hóa vàng các gia chủ thường làm mâm cơm cúng ra Tết cúng gia tiên làm lễ hóa vàng mã đã cúng trong ba ngày tết.
Chuẩn bị đồ lễ hóa vàng, cúng hết tết
Mâm cơm lễ cúng hết Tết giống với đồ lễ cúng gia chủ ngày Tết vẫn Hương, hoa, ngũ quả, vàng mã, đèn, nến, trầu cau, rượu, trà, bánh chưng (hoặc bánh tét),xôi. Thêm vào đó là mâm cỗ mặn hoặc chay tùy theo gia đình và nếu lễ mặn thường là có gà trống nguyên con.
Sau khi chuẩn bị lễ cúng hết Tết xong th&igrav