Loét thối thân cây bơ
Tên khoa học: Phytophthora citricola
Tác hại của bệnh loét thối thân do nấm Phytophthora cinnamomi
Là bệnh nguy hiểm sau bệnh thối rễ, hệ ký chủ rộng thường gây hại cùng với bệnh thối rễ Phytophthora cinnamomi.
- Tấn công vùng cổ rễ, gốc thân, cành già và cả trên quả.
- Bệnh phát triển sau khi nhiễm thông qua các vết thương, lây lan mạnh trong điều kiện độ ẩm không khí cao, đất quá ẩm ướt.
Triệu chứng của bệnh loét thối thân do nấm Phytophthora cinnamomi
- Bệnh thường xuất hiện ở vùng gần mặt đất, đặc biệt nơi thân hoặc cành thấp có vết thương. Vết loét ban đầu là một vùng vỏ màu nâu sẫm chảy nhựa đỏ, sau đó chuyển sang nâu, trắng và khi khô có phủ lớp phấn.
Cây bị bệnh loét thối thân do nấm Phytophthora cinnamomi
- Cắt bỏ bề mặt vùng loét thấy vết thương màu cam cam hoặc nâu. Bệnh gây hại hệ thống mạch dẫn.
Vùng loét có vết thương màu cam cam hoặc nâu
- Cây bệnh bị yếu sức, vùng ngọn cây ít phát triển. Khác với bệnh thối rễ là kích thước lá vẫn bình thường, với bệnh loét tán lá suy giảm từ từ, ít khô cành, rễ tơ còn khá nhiều. Đôi khi cây bị vàng rụng nhanh và cây chết đột ngột.
Quả bơ bị nhiễm bệnh
- Quả đeo gần mặt đất dễ bị nhiễm bệnh này. Trên vỏ quả, vùng bệnh màu đen rất rõ thường xuất hiện phía đuôi quả. Thịt quả bên trong cũng bị hư hỏng.
Phòng trừ bệnh loét thối thân do nấm Phytophthora cinnamomi
- Bao gồm vệ sinh đồng ruộng, gốc ghép kháng bệnh, nguồn nước không mang mầm bệnh, không tạo vết thương trên cây.
- Sau khi cắt cành tạo hình hoặc phát hiện vết thương, xử lý thuốc trừ nấm bệnh. Với vùng bệnh mới bị nhiễm, cắt bỏ mô bệnh và xịt thuốc trừ nấm.
- Các thuốc trừ nấm khuyến cáo là:
+ Aliette
+ Agri-fos, Fosphite (Phosphorous acid)
Sử dụng thuốc theo hướng dẫn trên bao bì và cán bộ kỹ thuật hướng dẫn.
Phòng trừ bệnh trên quả bằng cách cắt bỏ những cành mang quả cách mặt đất dưới 1m, tỉa bỏ cành khô, tủ gốc dày, thu gom quả rụng đưa ra khỏi vườn.