Bệnh hại cây trồng
Bệnh khô đầu lá
Vết bệnh có hình bầu dục dài, lúc đầu có màu xám trắng sau đó tâm vết bệnh chuyển thành màu nâu vàng trên nền trắng xám, sau từ 5 - 7 ngày gãy gục ở giữa và khô lụi. Chiều dài vết bệnh có thể kéo dài từ 10-20cm. Trời ẩm, mưa phùn bệnh phát triển mạnh và phía trên bề mặt vết bệnh có lớp nấm màu nâu đen. Bệnh chỉ gây hại trên lá bánh tẻ.
Sương mai trên hành tỏi
Bệnh thường hại trên lá già sau đó lan xuống củ. Lá già bị bệnh có màu xanh nhạt, trên có lớp nấm màu trắng che phủ lên vết bệnh sau đó chuyển sang màu xanh hơi đỏ. Bệnh nặng làm lá bị gãy gục và chết.
Thối gốc có tơ, héo rũ trắng gốc, thối trái có hạch Cây cà chua , Cây khoai tây
Bệnh thường tấn công ở vùng gốc sát mặt đất, vết bệnh thường được bao phủ một lớp tơ dày màu trắng, phần vỏ cây nơi vết bệnh bị thối nhũn.
Bệnh thối gốc có tơ và thối trái có hạch Sclerotium sp. trên cây cà chua.
Bệnh mốc đen lá Cây cà chua
Bệnh thường gây hại trên lá già và ở mặt dưới lá. Sau đó bệnh lan dần lên các lá trên. Vết bệnh lúc đầu nhỏ tròn, sau đó lan dần ra bất động, làm bên dưới mặt lá có màu đen, bệnh nặng làm toàn bộ lá có lớp bụi đen, lá bị vàng và rụng
Mốc sương, héo muộn, sương mai Cây cà chua , Cây khoai tây
Ở nước ta bệnh mốc sương phổ biến ở tất cả các vùng trồng khoai tây và gây hại lớn nhất so với các loại bệnh nấm hại khác nhau trên cây khoai tây.
Héo xanh, héo tươi, héo rũ, chết ẻo: Cây cà chua , Cây lạc (đậu phộng) , Cây ớt , Cây khoai tây , Cây dưa hấu , Cây dưa lê (dưa thơm)
Bệnh héo xanh do vi khuẩn có tên khoa học là Pseudomonas solanacearum Smith gây ra, còn có tên khác là Ralstoria solanacearum. Đây là loài kí sinh đa thực, rất phổ biến ở vùng nhiệt đới. Loài vi khuẩn này có nhiều chủng và nòi; chúng tồn tại trong tự nhiên trên các cây kí chủ khác nhau, do vậy nguồn bệnh lúc nào cũng có.
Lở cổ rễ, thối gốc, héo rũ, héo khô, héo cây con: Cây cà chua , Cây lạc (đậu phộng) , Cây đậu tương (đậu nành) , Cây mè (vừng) , Cây ớt , Cây khoai tây , Cây dưa leo (dưa chuột) , Cây bắp cải , Cây dưa hấu , Cây bông vải , Cây rau cải , Cây Trôm
Cây con: cổ thân bị úng và teo tóp lại, cây bị ngã ngang nhưng lá vẫn còn xanh tươi, sau đó mới héo lại. Bệnh thường tấn công mạnh vào 5-10 ngày sau khi gieo.
Bướu rễ Cây cà chua , Cây lạc (đậu phộng) , Cây khoai tây , Cây dưa hấu
Bệnh do tuyến trùng Meloidogyne spp.
Cách chích hút của chúng sẽ kích thích các tế bào rễ lớn bất thường, gọi là các “tế bào khổng lồ” tạo thành những u bướu. Các tế bào khổng lồ này biểu hiện sự phát triển rối loạn của cây, làm cản trở sự vận chuyển nước và dưỡng chất trong hệ thống rễ.
Héo cây, héo rũ, chết vàng, thối khô củ Cây cà chua , Cây đậu tương (đậu nành) , Cây mè (vừng) , Cây ớt , Cây khoai tây , Cây dưa leo (dưa chuột) , Cây dưa hấu
Nấm phát triển nhanh ở thời tiết nóng ấm (nhiệt độ 25-30oC). Ruộng đất cát, chua (pH 4 - 5),thiếu đạm và lân thường bị bệnh nhiều.
Đất trầm thủy, úng nước trong mùa mưa. Đất trồng độc canh cây bầu bí dưa cũng là nguy cơ bị nhiễm bệnh cao. Nấm bệnh cũng dễ dàng lây lan qua vết thương cơ giới hay tuyến trùng, côn trùng chích hút rễ cây.
Thối đọt non, thối trái non Cây ớt , Cây dưa leo (dưa chuột)
Do nấm Choanephora cucurbitarum gây ra
Bệnh thường gây hại trên hoa, chồi hoa, hoặc các nhánh non của cây.
Mô cây nơi bị nhiễm bệnh co màu nâu đen đến đen, và nấm lan nhanh xuống phần dưới, làm phần đọt bị chết và thối mềm ra.